Khai báo như thế nào để tránh bị phạt khi đi qua sân bay Úc

0

VIETUCNEWS- Hải quan Úc và Dịch vụ bảo vệ biên giới Úc kiểm soát rất chặt chẽ những gì mà bạn mang vào nước Úc, khi đi du lịch hoặc nhập cư.

Thú nuôi, gia súc gia cầm, một số loại thực vật, thịt và một số loại thực phẩm từ nước ngoài có thể mang mầm bệnh và dịch bệnh đe doạ đến nền nông nghiệp, hệ thực vật và động vật của Úc. Vì thế, việc mang theo động, thực vật hoặc một số vật dụng khác vào Úc có thể sẽ là bất hợp pháp và bạn buộc phải nắm rõ những quy định này.

Trước khi đến Úc, bạn sẽ được yêu cầu phải điền vào Phiếu Nhập Cảnh (Incoming Passenger Card) – phiếu này được xem như là một chứng từ pháp lý bắt buộc. Nếu có mang theo bất cứ thực phẩm, thịt động vật hay thực vật nào được liệt kê vào “hàng cấm”, bạn phải đánh ‘YES’ vào phiếu để khai báo. Sau đó, bạn phải mang những hàng hoá đó đến Hải quan để nhân viên hải quan kiểm tra và đánh giá.

Incoming Passenger Card
Phiếu Nhập Cảnh

Đừng quên khai báo bất cứ thứ gì mà bạn mang theo. Vì nếu bạn khai báo tất cả, bạn sẽ không bị phạt dù một số hoặc tất cả những gì bạn mang theo đều bị cấm.

Hành lý của mỗi hành khách khi đi qua hải quan Úc có thể được kiểm tra bằng tia X-quang, chó đánh hơi hoặc một chuyên viên phụ trách an toàn sinh học kể cả khi hành khách không khai báo gì. Nếu bạn bị phát hiện có mang theo hàng cấm mà không khai báo, bạn sẽ phải chịu phạt vì:

Mức phạt rất nặng và gồm có nhiều mức:

  1. Mức phạt khởi điểm lên đến 340 đô Úc
  2. Truy tố hình sự với mức phạt 66,000 đô Úc
  3. Có thể bị cáo buộc lên đến 10 năm tù giam

Dưới đây là danh sách các món hàng mà bạn phải khai báo khi đến sân bay ở Úc:

declare

Thức ăn:

  • Đồ ăn nhẹ và đồ ăn trên máy bay
  • Nguyên liệu và thực phẩm sống, chế biến sẵn và cả đã nấu chin
  • Rau quả
  • Gạo và mì ăn liền
  • Đồ ăn đóng gói
  • Các loại gia vị và thảo mộc
  • Thuốc thảo dược, dược liệu cổ truyền, thuốc bệnh, thuốc bổ và trà thảo dược
  • Đồ ăn nhanh.

Sản phẩm từ trứng và sữa:

  • Sữa công thức cho trẻ sơ sinh (phải có bé đi cùng)
  • Các sản phẩm làm từ sữa (tươi và bột) bao gồm sữa, phô mai
  • Phô mai – phải được chế biến và đóng gói và phải có nguồn gốc từ các nước không có dịch bệnh lở mồm long móng
  • Tất cả các loại trứng và sản phẩm làm từ trứng (như mayonnaise)
  • Các sản phẩm làm từ trứng: mì sợi và mì ống.

Sản phẩm từ động vật:

  • Thịt tươi, thịt cấp đông, đã nấu chín, hun khói, muối hoặc bảo quản
  • Xúc xích, xúc xích salami và thịt thái lát
  • Cá và các loại sản phẩm từ hải sản khác
  • Thức ăn cho thú nuôi – bao gồm các sản phẩm đóng hộp
  • Các loại da thuộc chưa qua xử lý.

Hạt giống:

Ngũ cốc, bỏng ngô, hạt tươi, và tất cả các loại hạt đóng gói.

Trái cây và rau quả tươi:

  • Tất cả các loại rau quả tươi cũng như đông lạnh
  • Tất cả các loại rau quả phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ.

Cây trồng, thực vật:

  • Hạt chè, vỏ trái cây (cam quýt và táo)
  • Thuốc chữa bệnh như thảo dược, hạt, vỏ cây, nấm và thân cây khô
  • Hoa tươi hoặc khô, hoa khô ướp hương liệu
  • Lá cây hoặc lá thuốc phơi khô
  • Hàng thủ công mỹ nghệ gồm vòng hoa, đồ trang trí
  • Sản phẩm gỗ như điêu khắc, đồ lưu niệm hoặc mọi sản phẩm khác làm từ gỗ.

Động vật sống và các sản phẩm từ động vật:

  • Mọi động vật có vú, chim, trứng và tổ chim, cá, bò sát, lưỡng cư và côn trùng
  • Lông, xương, sừng, ngà, lông cừu và lông động vật
  • Da và lông thú
  • Thú ngồi bông và chim (phải có giấy chứng nhận – một số có thể bị cấm theo luật bảo tồn động vật quý hiếm)
  • Vỏ sò và san hô (kể cả đồ trang sức và quà lưu niệm)
  • Mật ong, sáp ong và tổ ong
  • Đồ dùng cho động vật đã qua sử dụng như thuốc thú y, dụng cụ cắt và làm thịt, yên ngựa, lồng chim,…

Các mặt hàng khác:

  • Mẫu vật sinh học như mô nuôi cấy
  • Sản phẩm thủ công làm từ nguyên liệu động vật hoặc thực vật
  • Các thiết bị căm trại, thể thao như lều, giày dép, ủng,.. đã qua sử dụng (cần phải được kiểm tra để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn)
  • Các thiết bị đánh bắt cá nước ngọt như cần và lưới câu, mái chèo và áo phao đã qua sử dụng.

Danh sách trên chưa phải là bản chi tiết và toàn diện, bạn cso thể kiểm tra cơ sở dữ liệu của ICON tại đây.

ukti-australia-webinar-exporting-to-australia-17-638

Trong nhiều trường hợp, các vật phẩm bạn khai báo sẽ được hoàn trả lại cho bạn sau khi kiểm tra. Tuy nhiên, nếu bị tìm thấy có nguy cơ tiềm tàng, chúng sẽ bị tiêu huỷ. Trong một số trường hợp, bạn có thể “cứu vãn” tình hình bằng cách:

  1. Xử lý và loại bỏ nguy hại (khử trùng, chiếu tia gamma)
  2. Gửi hàng tại sân bay để lấy đi khi rời Úc
  3. Gửi vật phẩm đi nước khác.

Với những lựa chọn trên, bạn đều phải đóng một khoản phí nhất định, và Hải quan Úc sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý đối với bất cứ thiệt hại có thể xảy ra nào với mặt hàng của bạn.

Import Permit
Giấy phép Nhập khẩu (Import Permit)

Ngoài ra, có một số vật phẩm có thể được phép mang vào úc với Giấy phép Nhập khẩu (Import Permit). Hãy truy cập vào ICON để biết thêm nhiều thông tin về các mặt hàng được cấp Giấy phép Nhập khẩu.

Và hãy chắc chắn rằng, nếu phát hiện mình mang theo những vật phẩm bị cấm, bạn phải khai báo.

Tại các sân bay ở Úc, có các thùng rác kiểm dịch, bạn có thể vứt bỏ thực phẩm, thực vật hoặc động vật không được phép nhập vào Úc.

Thùng rác kiểm dịch
Thùng rác kiểm dịch

Nguồn movingtoaustralia.com.au