Quá tải sản phẩm bọc nhựa trong siêu thị

0

COLES và Woolies đơn giản hoá cuộc sống của chúng ta với những phần ăn đóng gói sẵn, mua bán trái cây và rau quả tiện lợi. Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó.

WOOLIES hiện đang bán rau củ quả cắt sẵn để trong khay, bạn chỉ cần mua về và cho vào nồi. Điều đó thật tuyệt nếu bạn quá bận rộn để cắt khoai tây, nhưng có lẽ không tuyệt vời cho mấy đối với vấn đề rác thải.

Sản phẩm không chỉ đặt trong khay nướng dùng một lần, mà còn được bọc nhựa bên ngoài.

Đó mới chỉ là ví dụ mới nhất về quá trình đóng gói thực phẩm của chúng ta.

Bất chấp việc loại bỏ túi nhựa sắp tới trong tháng tới, các cửa hàng tại siêu thị đã bị phê bình bởi các mặt hàng như khoai lang lẻ được đóng gói bằng nhựa và que cà rốt cắt sẵn trong hộp nhựa. Kế tiếp là chuối trong hộp nhựa, và táo trong ống nhựa.

Nói một cách thực lòng, điều này khá thuận tiện và làm cho cuộc sống bận rộn của chúng ta đơn giản hơn, nhưng cuộc chiến chống các sản phẩm trái cây tươi và rau quả bọc nhựa lại bùng lên bởi hàng trăm ngàn người Úc đã chán ngấy với đống bao bì trên sản phẩm.

Gần 400.000 người đã ký một bản kiến nghị trên change.org chống lại sản phẩm nhựa không cần thiết và hàng trăm người đã đăng ảnh trên mạng xã hội bằng cách sử dụng hashtag #ridiculouspackaging sau khi được kêu gọi bởi Greenpeace.

Sản phẩm này sẽ không được bán nếu chúng ta không thấy nó tiện lợi. Nhưng tất cả các sản phẩm bao bì đó đều có cái giá của nó.

“Mỗi khi bạn ra ngoài mua sắ các loại rau củ quả cho cả tuần, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề này”, một phát ngôn viên của tổ chức Hòa Bình Xanh cho biết.

“Hàng nối hàng các bao bì nhựa lấp lánh bao kín những thứ như chuối, ngô và cam… như thể không tồn tại bao bì tự phân hủy sinh học.”

“Là người Úc, chúng tôi yêu những bãi biển, rạn san hô của chúng tôi và tất cả những sinh vật sống trong đó. Chúng tôi nhận ra sự phụ thuộc vào nhựa nên được kết thúc.”

“Đã đến lúc các siêu thị và nhà sản xuất chấm dứt việc phủ kín trái cây và rau quả của họ – và đại dương của chúng ta – bằng nhựa.”

Cư dân Bourke Pat Lowe bắt đầu bản kiến nghị Change.org. Và tin vừa cập nhật gần đây thì những người ủng hộ ông nói rằng họ đã bước đầu thành công, Woolworths và Coles hứa sẽ giảm bớt lượng nhựa của họ.

“Woolworths và Coles đã loại bỏ tấn bao bì nhựa trong vài tháng qua – vào ngày 30/6, Woolworths sẽ có thùng REDcycle trong mỗi cửa hàng”, ông Lowe nói với những người ủng hộ ông.

“Coles REDcycle sẽ có sẵn ở gần 800 cửa hàng trên toàn nước Úc.

Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tái chế nhựa ngay tại đó, trong cửa hàng.”

“Chiến thắng này là chiến thắng đòi hỏi cảnh giác, vì vậy xin đừng ngừng tìm cách khiến những siêu thị này trở nên thân thiện với môi trường hơn và nếu bạn thấy điều gì đó, hãy nhắn tin trực tiếp cho Woolworth và Coles để nhắc họ về lời hứa của họ.”

Ashleigh Mills, ở các bãi biển phía bắc của Sydney, đã ký tên thỉnh nguyện và nói rằng cô rất tâm huyết với vấn đề này.

“Chúng ta nên làm tất cả mọi thứ trong khả năng để sử dụng càng ít nhựa càng tốt; quá nhiều bao bì không cần thiết trên trái cây tươi và rau khiến chúng tôi thực sự khó chịu”, cô nói với news.com.au.

“Các siêu thị có vị thế vô cùng thuận lợi để trở thành nhà lãnh đạo trong việc giảm chất thải nhựa, bằng cách ngừng sử dụng nhựa đơn lẻ và gói riêng từng loại trái cây và rau quả.”

“Đáng buồn là có vẻ như điều này đang ngày càng thường xuyên hơn khi mà nó cần phải  giảm thiểu.”

“Cấm túi nilon chỉ là một phần nhỏ trong chiến dịch”.

Táo bây giờ thường được bán trong hộp nhựa hoặc bọc bằng nhựa.

“Nó phải dừng lại – chúng ta cần phải hợp sức với nhau thành một cộng đồng để đảm bảo điều đó.”

Một phát ngôn viên của Woolworths nói với news.com.au rằng trong khi loại bỏ túi nilon từ ngày 20/6 là một “bước tiến lớn”, họ thừa nhận có nhiều việc phải làm hơn.

“Trong những tháng gần đây, chúng tôi đã loại bỏ vĩnh viễn bao bì nhựa từ dây chuyền sản xuất như bơ, hành lá hữu cơ, cần tây, cải xoăn và rau bina Anh”, ông nói.

“Những hành động này sẽ giúp tiết kiệm hơn 37 tấn bao bì nhựa hàng năm và chúng tôi có kế hoạch làm nhiều hơn trong suốt năm 2018.”

“Chúng tôi cũng đang triển khai các giải pháp tái chế nhựa thuận tiện cho khách hàng của mình tại tất cả các siêu thị trên toàn quốc vào ngày 30/6 với chương trình REDcycle – giải pháp tái chế vòng khép kín, nơi khách hàng có thể trả lại nhựa mềm được sử dụng để đóng gói sản phẩm và cửa hàng tạp hóa.”

Một phát ngôn viên của Coles cho biết tất cả các túi đựng nhựa dùng một lần sẽ được loại bỏ từ ngày 1/7. Và cũng tự hào rằng có thùng REDcycle tại mỗi cửa hàng trên toàn quốc. Ông cho biết Coles cũng đã giới thiệu sáu triệu thùng nhựa tái sử dụng để thay thế thùng carton và polystyrene, tiết kiệm 32.000 tấn các tông trong tài chính cuối năm.

“Chúng tôi cũng đang tích cực làm việc với các nhà cung cấp của chúng tôi về các hình thức đóng gói bền vững và có thể tái chế trên tất cả các sản phẩm”, ông nói.

“Có những lúc cần đóng gói để bảo toàn độ tươi của sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm từ nông trại đến nhà.”

Các siêu thị nói rằng một số loại nhựa là cần thiết để bảo vệ thực phẩm, nhưng rõ ràng là họ sẽ không làm ra sản phẩm nếu người ta không mua nó.

“Đối với một số sản phẩm, không thể không sử dụng bọc nhựa vì chúng làm giảm tỷ lệ không an toàn cho sản phẩm như bầm tím, bị nghiền và mất nước.”

“Ví dụ, dưa chuột bọc trong nhựa có thời hạn sử dụng là 10 ngày. Nếu không đóng gói, nó có thể bị hỏng chỉ trong sáu ngày. Đó là một sự lãng phí, không chỉ của dưa chuột nhưng tất cả nguồn thực phẩm đầu vào đều cần vận chuyển đến các cửa hàng.”

Một phát ngôn viên của Aldi cho biết họ ‘liên tục’ xem xét lại bao bì của họ để giảm lãng phí.

“Chúng tôi hiện đang làm việc với ngành công nghiệp để thử nghiệm bao bì được làm từ vật liệu khác với hy vọng tìm thấy phương pháp thay thế khả thi và bền vững cho nhựa sử dụng một lần”, ông nói.

“Một phần của lựa chọn thay thế này là do chúng tôi xem xét sự phù hợp của bao bì từ quan điểm của khách hàng.”

“Một số trái cây và rau quả tươi của chúng tôi được đóng gói để giảm vết thâm và bảo vệ các vật phẩm khi khách hàng lựa chọn.”

“Điều này cũng giúp giảm hư hỏng và lãng phí thực phẩm.”

“Cam kết giảm chất thải nhựa của chúng tôi là lý do tại sao tất cả các cửa hàng của chúng tôi hoàn toàn không có túi nhựa sử dụng một lần kể từ khi chúng tôi mở cửa vào năm 2001.”

“Chúng tôi cũng tái chế 96% chất thải nhựa trong các cửa hàng của chúng tôi.”

Credit news.com.au