3 Câu Hỏi Cơ Bản Bạn Nên Biết Về Quỹ Hưu Trí (Superannuation) Úc

0

Khi làm việc hợp pháp tại Úc, các công ty có nhiệm vụ trả lương hưu trí tương ứng tối thiểu 9.5% lương cho các bạn và đây là một phần tài sản tích lũy rất quan trọng của đa phần người làm việc. Việc quản lý cũng như làm tối đa lợi ích mà quỹ hưu trí đem lại khá là phức tạp và khác nhau đối với mỗi cá nhân.

Bài viết sau đây giúp các bạn trả lời được 3 vấn đề cơ bản về Super.

Contents

Chọn Super nào?

Có rất nhiều loại super khác nhau, chi phí và các hình thức đầu tư trong từng loại super cũng khác nhau. Thông thường chi phí thấp là các super fund có lựa chọn Mysuper. Một số industry fund có lựa chọn Mysuper nên chi phí cũng thường thấp hơn các super fund được quản lí bởi ngân hàng hay các tập đoàn tài chính. Các industry fund này cũng là các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ lợi ích của các thành viên (members) thay vì các cổ đông (investors) nên có lợi thế về chi phí hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là có một số industry fund có chi phí rất cao, thậm chí cao hơn nhiều các retail hay wholesale super fund.

Ở Úc luật quy định đa phần người làm việc được quyền tự do chọn quỹ hưu trí của riêng mình (trừ một số trường hợp đặc biệt) nên không nhất thiết chọn quỹ định sẵn (default fund) của công ty, cứ chọn cái nào rẻ và phù hợp với mình nhất. Trước khi thay đổi super, các bạn nên đọc kĩ lại hợp đồng và xác nhận với chủ lao động làm việc thay đổi không ảnh hưởng đến quyền lợi được nhận đóng góp hưu trí.

Bảo hiểm trong super

Trong super sẽ có mục bảo hiểm, về mặc định super sẽ đăng ký bảo hiểm cho các bạn ở một mức vừa phải. Có hai loại bảo hiểm cơ bản nhất là Death (bảo hiểm Nhân Thọ) và TPD (nhận lại khi bị thương tật vĩnh viễn không đi làm lại được). Bảo hiểm nhân thọ sẽ được trả ra cho người thân khi mình mất đi, còn bảo hiểm TPD được trả khi mình bị thương tật vĩnh viễn. Nếu như các bạn không có người phụ thuộc (như vợ, con) hoặc các khoản nợ thì không cần bảo hiểm Nhân Thọ nhiều, vì khi mất đi cũng không ai phụ thuộc tài chính hay phải gánh khoản nợ của mình. Có thể chú trọng vào TPD vì nó sẽ chăm lo cho bạn trường hợp mất khả năng đi làm.


 

Một vài điều lưu ý về bảo hiểm trong super

Bảo hiểm trong super thường có rất nhiều hạn chế và rủi ro. Hầu hết bảo hiểm trong super là unitised cover, tức là nó sẽ tự giảm dần theo tuổi, để hạn chế việc tăng phí, đến một độ tuổi nhất định như 65 thì ko còn cover nữa, tức là mình đóng premiums một thời gian dài rồi đến khi cần claim thì không còn cover nữa.

Một trường hợp phổ biến nữa là những bảo hiểm trong industry super hay bị ràng buộc bởi điều kiện lao động của mình; khi mất việc trong industry thì cũng mất luôn bảo hiểm….và nhiều complications khác. Những điều này có thể biết được khi đọc Product Disclosure statement của một super fund.

Còn vấn đề tổng quát về bảo hiểm trong super là có những trường hợp mình đã đạt đủ tiêu chuẩn để nhận dc bảo hiểm rồi, nhưng vì cover nằm trong super, nên mình phải hội đủ điều kiện được xuất tiền từ super (ví dụ như nghỉ hưu, bệnh nặng sắp chết, thương tật vĩnh viễn…) thì mới dc nhận cái claim đó, còn không thì tiền bảo hiểm có trả ra vẫn bị giữ trong super thôi. Chưa kể tiền bảo hiểm được trả ra từ super bị tax rất cao.

Lợi ích duy nhất của việc có bảo hiểm trong super là mình có thể trả tiền bảo hiểm bằng super balance của mình, nên phải móc tiền túi hằng tháng ra trả. Và do bảo hiểm trong super có nhiều hạn chế nên giá thành cũng rẻ hơn nhiều so với việc mua bảo hiểm ngoài super, giữ dưới tên riêng.

Về vấn đề premiums (phí insurance) thì có 2 loại là stepped và level. Stepped ban đầu rẻ, lúc sau mắc do tăng dần theo tuổi và dc review hằng năm; level thi fix luôn, ban đầu mắc nhưng nếu giữ lâu dài thì sẽ lợi về tổng chi phí.

Đọc thêm về stepped và level ở đây https://www.ratedetective.com.au/…/stepped-vs-level-insura…/
Cái này không cần đọc nhiều, phức tạp, chỉ biết là chọn level thì đắt trước mà rẻ về đường dài nên nếu xác định ở Úc lâu dài thì chọn cái này, nếu làm ở Úc vài năm thì chọn stepped. Và chọn stepped hay level cũng phụ thuộc vào tuổi, loại bảo hiểm, tình hình cashflow hiện tại bây giờ thế nào, và sẽ giữ cover đó trong bao lâu.

Ví dụ như income protection thì ngta thường hay mua level vì sẽ giữ lâu dài; còn Term life thì nhiều người mua stepped vì mua Term life để cover mortgage mà mortgage thì giảm theo thời gian.

Một cách khác nữa là mua stepped, xong cứ liên tục review, đến cross over point giữa stepped và level thì nhảy qua level.

Investment trong super

Đầu tiên bạn cần xác định risk profile của mình, đây là mức độ chấp nhận mạo hiểm của bạn trong đầu tư (rủi ro cao thì cơ hội có lãi cao). Bạn có thể làm bài test miễn phí tại. http://www.money-guidance.co.uk/risk-assessment.

Sau khi biết được risk profile, thường các super nó có mấy cái quỹ theo risk của các bạn: conservative, balanced, growth, high growth, v.v… cứ thế mà đầu tư theo risk profile nhé, nếu như không muốn tốn thời gian quản lý đầu tư nhiều.

Còn các bạn nào muốn tự tay đầu tư và có nhiều thời gian thì có thể đầu tư vào ETFs, hoặc từng asset class nhưng mà mình nghĩ cái này cần thêm một ít kiến thức về đầu tư

The Australian Taxation Office (ATO)là điểm đến đầu tiên khi bạn cần tìm hiểu về quỹ hưu bổng – superannuation, và cũng là nơi kiểm định sự chính xác của thông tin.

Theo dõi tiền lương hưu của bạn, tìm tiền lương hưu bị mất hay sát nhập các trương mục lương hưu rải rác bằng những công cụ ATO cung cấp miễn phí.

The Superannuation Complaints Tribunal là cơ quan độc lập làm việc cho chính phủ liên bang chuyên điều tra về các khiếu nại liên quan đến các quỹ hưu bổng và số tiền tiết kiệm trong quỹ này của khách hàng.

The Association of Superannuation Funds of Australia Ltd là cơ quan quản lý những vấn đề liên quan đến quỹ hưu bổng trên toàn quốc, trang mạng cung cấp những điều hữu dụng cho người đóng tiền super và một từ điển giải nghĩa các từ chuyên môn trong lĩnh vực super.

MoneySmart cung cấp những thông tin tài chánh và bí quyết đầu tư, bao gồm quỹ hưu bổng.

Coi như căn bản 90% bạn đã quản lý được super của mình rồi.

Lưu ý: bài viết này nhằm cung cấp một số kiến thức chung về quỹ hưu trí, để có lời khuyên cho trường hợp cụ thể của bạn, bạn nên gặp các chuyên gia vạch định tài chính (financial advisors)

Theo Vu A Nguyen (VAPAOnline)

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments