Sponsored

Ăn sầu riêng có thể làm độ cồn trong người vượt mức cho phép lái xe

Sponsored
Sponsored

Vietucnews – Không chỉ khiến nhiều người xỉu chỉ vì ngửi mùi, hay lầm tưởng rò rỉ khí gas đến mức phải di tản cả tòa nhà, nay sầu riêng còn có thể khiến bạn “vượt giới hạn cho phép” nếu bị cảnh sát dừng lại… kiểm tra nồng độ cồn.

Sầu riêng – loại trái cây gây tranh cãi và gây chia rẽ nhất

Là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng sầu riêng cũng là loại trái cây gây tranh cãi và gây chia rẽ nhất. Ai yêu thì yêu lắm, ai ghét thì chỉ cần ngửi mùi cũng có thể ngất xỉu.

Một trang web Trung Quốc tên Pear Video đăng tải cảnh một cảnh sát ăn một ít sầu riêng. Sau đó kiểm tra nồng độ cồn, kết quả là người đàn ông này đã vượt quá nồng độ rượu cho phép khi lái xe ở Trung Quốc.

Nồng độ cồn trong máu hợp pháp được lái xe của Trung Quốc là 0.02 phần trăm (khoảng 20 mg/100 ml), thấp hơn giới hạn pháp lý của Úc là 0.05%.

Người cảnh sát ăn sầu riêng có nồng độ cồn trong máu đo được khoảng 0.36.

Pear Video đã làm thử nghiệm này sau khi một người đi xe gắn máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bị chặn lại thổi rượu, và kết quả vượt mức giới hạn cho phép.

Ông này xuất hiện trong một đoạn phim, phản đối kết quả của máy đo nồng độ rượu trong hơi thở, nói rằng anh ta chỉ vừa ăn sầu riêng.

Nguồn: laodong.vn

Kết quả một xét nghiệm máu chứng minh ông này nói đúng (và tất nhiên máy kiểm tra nồng độ rượu trong hơi thở sai). Kết quả phân tích máu xác nhận không có rượu trong người ông ta, BBC cho biết.

Trang mạng Pear Video cảnh báo các tài xế nên tránh ăn sầu riêng nếu họ định lái xe. Trái vải và một số nhãn hiệu nước súc miệng cũng có thể khiến cho các máy đo nồng độ rượu trả lại kết quả sai.

Mới đầu năm nay, một video lan truyền trên mạng cho thấy một tài xế lái xe tải ở Tây Úc có kết quả thổi rượu đọc được là 0.018 sau khi cắn một miếng bánh hot cross bun nóng. Nhưng một số chuyên gia dinh dưỡng đã gạt đi tuyên bố đó.

“Rắc rối” đến từ trái sầu riêng

Sầu riêng, thứ trái cây nặng mùi khiến người ta tranh cãi này không xa lạ gì với các tiêu đề tin tức. Mới năm ngoái, một trái sầu riêng nặng chín rục trong tủ một trường đại học ở Melbourne đã làm dấy lên lo ngại về một vụ rò rỉ khí gas lớn, và đã khiến một cuộc di tản diễn ra.

Sáu tháng trước, một chiếc phi cơ của Indonesia đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi hành khách phàn nàn về mùi nồng quá mức của loại trái cây có gai thịt vàng này.

Và cách đây 5 năm, lực lượng cứu hỏa, bao gồm cả một đội chuyên viên được trang bị mặt nạ chống khí độc, đã được triệu tập đến một bệnh viện ở Melbourne trong bối cảnh lo ngại rò rỉ khí gas, nhưng một lần nữa, sầu riêng lại là thủ phạm.

Đây là loại trái cây hiếm hoi thường bị nêu rõ tên và cấm ở một số nơi, không được mang vào một số nơi như khách sạn, hay mang lên các phương tiện giao thông công cộng ở khu vực Đông Nam Á.

Theo sbs.com.au

 

Sponsored
Hà Phạm

Share
Published by
Hà Phạm

Recent Posts

Nắm bắt cơ hội tham dự sự kiện ra mắt Siêu dự án Bất động sản Úc tại Quận 1, TP.HCM

Sự kiện với tên gọi "Biểu tượng của sự thịnh vượng'' được tổ chức bởi…

2 years ago

Món quà 8/3 khiến những người mẹ lớn tuổi phải rơi nước mắt

Truyền thuyết kể rằng hạnh phúc thực sự đến khi ta có thể rơi nước…

2 years ago

Úc sở hữu bãi biển lọt top 10 bãi biển tuyệt nhất thế giới 2023

Một bãi biển mang tính biểu tượng ở Tây Úc đã được TripAdvisor bình chọn…

2 years ago

NSW, Úc đối mặt đợt nắng nóng cực độ vào tuần tới

Tiểu bang NSW của Úc được dự báo sẽ trải qua một đợt nắng nóng…

2 years ago

Luật giao thông mới ở NSW có thể khiến bạn bị phạt đến $2200 nếu vi phạm

Úc là đất nước của một số quy tắc đường bộ có phần “kỳ lạ…

2 years ago
Sponsored