Báo động chất lượng thực phẩm nhập khẩu ở Úc

0

Một con số đáng báo động hàm lượng kim loại nặng và chất gây ung thư đã được tìm thấy trong thực phẩm được nhập khẩu vào Úc và được bày bán ở các cửa hàng nhỏ.

d73cd5fe422ad85d69d995de06a02645

Chương trình Punjabi của SBS Radio đã điều tra 18 loại thực phẩm được tìm thấy trong các cửa hàng tạp hoá ở Melbourne, kể cả những thương hiệu gạo basmati nổi tiếng của Ấn, các loại gia vị Ấn và thậm chí Ghee (chất béo đun chảy được sử dụng trong nấu ăn).

Sau khi có được một vài nhận xét từ người nghe và các bài viết trên các kênh truyền thông xã hội, các chương trình phát thanh – dẫn đầu bởi nhà sản xuất Walkley và người điều phối chương trình Manpreet Singh Kaur – đã gửi một danh sách các thực phẩm cần được giám sát đến phòng thí nghiệm quốc gia để các nhà chức trách kiểm tra.

Ở đó, 18 loại sản phẩm từ hàng ngàn thực phẩm nhập khẩu vào Úc đã được xét nghiệm và cho ra kết quả rất đáng lo ngại.

“Trong số các sản phẩm được kiểm tra thông qua một quá trình khá tốn kém, các chuyên gia mà chúng tôi đã phỏng vấn cho biết có hai loại nên cấm bán ở Australia”, bà Singh nói với news.com.au.

“Như chúng tôi được biết, Sở Nông nghiệp nhận hàng nhập khẩu, sau đó là Hội Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc & NewZealand đặt mã số tương ứng với các tiêu chuẩn và các yêu cầu có liên quan mà sản phẩm phải tuân thủ, nhưng nó còn phụ thuộc vào chính quyền địa phương và nhà nước để đảm bảo rằng những điều gì trong cửa hàng phải được tuân thủ, và đó là nơi mà vấn đề xảy ra.”

Một số sản phẩm được thử nghiệm đã cho ra các kết quả đáng báo động chứng minh rằng chúng không nên được bày bán ở các cửa hang của Úc nữa. Các kết quả này bao gồm:

  • Gạo basmati hiệu Kohinoor phát hiện có chứa Buprofezin, thành phần của thuốc diệt côn trùng bị cấm ở Úc.
  • Gia vị Ấn Độ hiệu MDH phát hiện có chứa thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn Úc đặt ra.
  • Chất cấm Betel Nut đang được bày bán tại Úc.

Ngoài ra, các sản phẩm đó còn không đáp ứng được các tiêu chuẩn FSANZ, ít nhất là bốn sản phẩm có thể được coi là không an toàn do hàm lượng của đồng và chì:

  • Cerelac – ngũ cốc dành cho trẻ em được sản xuất bởi Nestlé (chỉ những sản phẩm sản xuất tại nhà máy ở Moga, Ấn Độ).
  • Complan – sữa bột dành cho trẻ em đang lớn sản xuất bởi Heinz ở Ấn Độ
  • Indus basmati – gạo từ Pakistan
  • Verka Ghee – một loại bơ được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn hàng ngày ở Nam Á.

Bà Singh nói rằng thương hiệu Kohinoor gạo basmati và các gia vị Ấn Độ MDH là hai sản phẩm hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Úc.

019c55a727f1d73b255a16a05267cffa

“Loại gạo và gia vị này đã hoàn toàn thất bại trong việc thử nghiệm,” bà nói.

“Các hóa chất, chúng tôi tìm thấy trong gạo không được phép có trong sản phẩm đó ở Úc. Đây không phải là một thương hiệu gạo basmati giá rẻ, và rất phổ biến ở các cửa hàng thực phẩm đặc sản. ”

Một trong những vấn đề lớn nhất Bà Singh tìm thấy từ cuộc điều tra là số lượng của sản phẩm đó đang được bày bán song song với việc nhập khẩu, có nghĩa là các sản phẩm đặc biệt chỉ được bán tại nước xuất xứ.

“Chúng tôi tìm thấy rất nhiều người bán các loại hang nhập khẩu này, đó là những sản phẩm chỉ đáp ứng được các yêu cầu ở nước xuất xứ”, bà Singh nói.

“Ví dụ, các sản phẩm này thường được ghi nhận là đã được bán ở một nước nào đó, và sự thực là chỉ được tiêu thụ ở Ấn Độ. Thường thì giá bán là bằng đồng rupee, vì vậy hiển nhiên nó không phải là một sản phẩm được ủy quyền. ”

Chỉ có năm phần trăm thực phẩm đóng gói nhập khẩu tại Úc đang được kiểm tra, và nguyên do là bởi vì các loại thực phẩm đóng gói không được coi là có rủi ro cao đối với chính quyền Úc.

dbd2c171877a08d2748859b1baa5fb05

SBS đã tìm thấy Betel Nut, một chất cấm ở Úc, tại các cửa hàng tạp hóa Nam Á ở Melbourne.

Một sự việc khác cũng khá phổ biến trên khắp các cửa hàng tạp hóa châu Á và Ấn Độ nhỏ ở Melbourne là giả mạo số ngày sử dụng trên bao bì.

“Thay đổi ngày tháng trên bao bì có thể dễ dàng thực hiện khi xóa một ngày hiện có và thay vào một ngày khác trong tương lai”, bà Singh nói.

“Chúng tôi đã có hàng trăm nhân viên nghe phàn nàn về điều này xảy ra, và tôi tự hỏi, có phải nó xảy ra vì số lượng thời gian vận chuyển sản phẩm đến Úc.

Bà Singh nói rằng rất dễ dàng để người dân thường có thể biết được khi nào thực phẩm quá hạn, nhưng người ta không thể biết hết “các chất độc ẩn mình”. Đó là lý do bà mở cuộc điều tra này.

“Hàm lượng kim loại nặng và thuốc trừ sâu là những gì chúng tôi quan tâm”, bà nói. d”Liệu chúng ta đã điều tra đủ chưa? Chúng ta có đáp ứng được các tiêu chuẩn điều tra thế giới? Có lẽ mọi thứ cần phải được kiểm tra nghiêm ngặt hơn và phải thông qua hết hội đồng kiểm tra. ”

Các cuộc điều tra đầy đủ về các siêu thị Úc bán thực phẩm nguy hiểm hoặc bị cấm có thể được tìm thấy ở đây.

Người được Walkley đề cử, phát thanh viên từng đoạt nhiều giải thưởng của đài SBS Manpreet Kaur Singh sẽ chia sẻ thêm về những gì đã được tìm thấy trên SBS World News, và toàn bộ cuộc điều tra sẽ được công bố trên SBS Punjabi Radio.

Nguồn: heraldsun.com.au/

Tram Nguyen/ VietucNews

Rate this post