Cảnh báo lừa đảo khi nộp đơn nhập quốc tịch Úc trên mạng!

0

Vietucnews – Mới đây, một nạn nhân đã rơi vào cạm bẫy website giả mạo khi lên mạng nộp đơn nhập quốc tịch Úc. Nạn nhân này bị mất tiền và mất nhiều thông tin cá nhân quan trọng.

Theo SBS Vietnamese đưa tin, vào tuần trước, Selina Stanley – người đã sống tại Úc nhiều năm với tư cách thường trú nhân, lên mạng để điền đơn xin nhập tịch Úc.

“Tôi chọn kết quả đầu tiên trong kết quả tìm kiếm, và trang mạng có vẻ rất thật, khi trang này bắt mình phải qua bài kiểm tra xem có đủ điều kiện xin nhập quốc tịch chưa. Thậm chí còn báo sai nếu bạn trả lời không đúng câu hỏi.

Selina Stanley – người đã sống tại Úc nhiều năm với tư cách thường trú nhân, lên mạng để điền đơn xin nhập tịch Úc.

“Tôi điền hết mọi thông tin cá nhân của mình, bao gồm bằng lái xe, chi tiết sổ thông hành, tên của cha mẹ và các anh chị em của tôi, chi tiết tất cả các ngày đến và rời đi của tôi trong sáu năm qua, bốn địa chỉ tôi đã từng sống và hơn thế nữa.” cô Stanley kể với SBS Punjabi.

Trang mạng giả mạo này yêu cầu cô điền vào form 1300t – mẫu đơn hiện hành của Bộ Di trú và Quốc tịch.

Sau đó, trang mạng này đòi tính phí ‘dịch vụ’ là 160 đô la. Stanley đã đóng mức phí này và mong chờ bước tiếp theo sẽ là tải lên những giấy tờ tùy thân của mình. Nhưng điều cô mong chờ đã… không xảy ra! Stanley nhận ra, ngay cả lựa chọn cuối cùng là phần ‘liên lạc với chúng tôi’ cũng không hoạt động, cô biết mình đã bị lừa.

The 'citizenship eligibility test' on the website
Trang mạng giả mạo này yêu cầu cô điền vào form 1300t – mẫu đơn hiện hành của Bộ Di trú và Quốc tịch.

“Tôi có thể chấp nhận được chuyện mình bị mất 160 đô la, không có vấn đề gì – nhưng bị mất thông tin cá nhân của mình là chuyện rất đáng sợ…Tôi cảm thấy mình bị xâm phạm nặng nề. Tôi cảm thấy như thể tất cả giấy tờ cá nhân của tôi không còn là của tôi nữa. Tôi cảm thấy chuyện bị đánh cắp danh tính quá dễ xảy ra, và tôi cảm thấy rất lo lắng về điều này”, cô Stanley nói.

Ngay sau khi biết mình bị trang mạng này lừa, cô Stanley đã lập tức gọi điện Bộ Di trú và Quốc tịch, trình báo về trang mạng giả mạo này.

Theo lời Stanley kể lại, người phụ nữ nhận cuộc gọi trả lời “có, chúng tôi có biết”, rồi nói thêm Bộ không thể theo dõi hết tất cả các trang mạng giả danh ngoài kia; rồi người phụ nữ này đề nghị cô hãy nộp lại hồ sơ xin nhập tịch “một cách đúng đắn”.

The payment was actually made to an account in Barcelona
Tiền nộp về một tài khoản tận… Barcelona

“Đây chắc chắn là một vấn đề khiến Bộ Di trú và chính phủ phải quan tâm. Bộ có thông tin chi tiết của mọi thường trú nhân sống ở Úc, và rõ ràng là nếu họ nộp đơn xin nhập tịch Úc, rõ ràng họ đã phải ở Úc trong nhiều năm. Tại sao chính phủ không thông báo cho mọi người về sự gian lận tiềm tàng như vậy? Nếu tôi đã được thông báo, tôi chắc đã cảnh giác hơn”, cô Stanley nói.

“Tôi đã gọi cho ngân hàng của mình ở Dublin, phải gọi lòng vòng, và chuyện đó thực sự rất căng thẳng. Chính phủ Úc tiếp nhận vần đề này một cách lười biếng và tôi rất buồn vì họ giữ lại những thông tin thế này.

Nếu là quê nhà Ireland, nếu một tổ chức được thông báo về sự gian lận tương tự thế này, họ sẽ ngay lập tức gửi email đến khách hàng trong cơ sở dữ liệu của họ. Đơn giản vậy thôi mà chính phủ Úc không làm, không có chiến lược về chuyện thông báo cho mọi người,” cô Stanley than phiền.

Đây là một lời cảnh báo cho chúng ta về vấn đề lừa đảo trên mạng. Hiện tội phạm lừa đảo hoạt động ngày càng tinh vi và khó lường nên bạn hãy thực sự tỉnh táo!

Theo SBS Vietnamese