Tiềm năng áp dụng công nghệ cao Hyperloop trong giao thông tại Úc lại một lần nữa được đưa ra trong một đề xuất mới lên chính phủ liên bang! Nếu được áp dụng, quãng đường từ Sydney đến Melbourne chỉ tốn của các bạn 40 phút!
Công ty Hyperloop Transport Technologies do tỷ phú Elon Musk sáng lập đã đệ trình lên chính phủ liên bang Úc xem xét tính hiệu quả của việc áp dụng công nghệ tốc độ cao Hyperloop trong giao thông tại đất nước này.
Hyperloop làm một công nghệ mới cho phép khoang tàu đứng lơ lửng chân không trong ống tròn kín dựa trên lực đẩy của nguyên lý nam châm, nhờ đó sẽ giảm ma sát tối đa và giúp khoang tàu di chuyển với tốc độ lên đến 1223km mỗi giờ. Vận tốc này nhanh ngang với máy bay.
Ở tốc độ cao nhất này, người Úc có thể đi lại giữa Sydney và Melbourne trong vòng dưới 40 phút, Melbourne và Canberra (khoảng 23 phút), Canberra và Sydney (14 phút) và Sydney và Brisbane (37 phút).
Công nghệ tốc độ cao này được tỷ phú Elon Musk lần đầu đưa ra ý tưởng vào năm 2012 nhưng chưa có phương án thực tiễn chứng minh.
Cho đến nay, công nghệ này vẫn chưa được áp dụng vào thực tế. Mới nhất, công ty công nghệ vận tải Mỹ Virgin Hyperloop One đã xây dựng một hệ thống thử nghiệm toàn diện ở Nevada và công ty HyperloopTT đang xây dựng một hệ thống ngắn 320 mét ở Pháp như là một phần của thí nghiệm thực tiễn cho công nghệ này.
HyperloopTT hiện đang hy vọng Chính phủ Liên bang sẽ tài trợ cho một trung tâm đổi mới để giúp chứng minh công nghệ này là an toàn, hiệu quả và khả thi.
Họ cũng mong muốn chính phủ Úc sẽ trở thành người đi đầu trong việc đáng giá và điều chỉnh các tiêu chuẩn của hệ thống tự động cũng như tài trợ nghiên cứu so sánh các phương thức di chuyển tự động khác nhau.
Có rất nhiều người quan tâm đến khả năng hoạt động hiệu quả của công nghệ Điểm đến điểm này, bởi những lợi ích mà nó có thể mang lại nếu thành công sẽ mang tính cách mạng.
Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng và Nghị sĩ Queensland, Steven Ciobo, trước đây đã kêu gọi Chính phủ Queensland xem xét công nghệ này như là một sự nâng cấp cho hệ thống đường cao tốc M1 Brisbane đến Gold Coast đang bị tắc nghẽn. Ông trở thành người ủng hộ công nghệ này sau khi đến thăm trụ sở của Hyperloop One ở Hoa Kỳ và cho biết nó đã được chứng minh tại các địa điểm thử nghiệm ở Nevada và San Francisco.
Chính phủ Queensland cho biết mục đích của sự quan tâm này không phải vì lợi nhuận, vì vậy dù nhà nước chưa thực sự quan tâm nhưng họ sẽ nghiêm túc xem xét tính khả thi của phương án.
Musk hoàn toàn công khai ý tưởng công nghệ để tạo điều kiện cho các công ty khác như HyperloopTT có thể phát triển nó.
HyperloopTT cho thấy hệ thống sẽ sử dụng ít điện hơn hệ thống maglev thông thường và có thể tạo ra năng lượng tái tạo nhằm cung cấp năng lượng cho chính nó, từ đó giảm thiểu chi phí.
Hệ thống cũng gần như yên tĩnh và vì tất cả mọi người di chuyển trong một ống kín nên nó ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết hoặc sự ùn tắc do tai nạn, hoặc gặp phải động vật hoang dã.
Trong bản báo cáo trình lên chính phủ, HyperloopTT lưu ý rằng cần phải lập một rào chắn hành lang cho đường cao tốc để ngăn cản các cuộc tấn công của kangaroo cũng như các loài động vật khác đi qua. Dự án này có thể tiêu tốn khoảng 2 tỷ đô la.
Nhưng Giáo sư Rico Merkert thuộc Viện Nghiên cứu Giao thông và Vận tải của Đại học Sydney lại cho rằng dự án này giống như “hái sao trên trời”.
Chi phí cho Hyper Hyperopop quá đắt đỏ. Hiện tại, tính khả thi của nó khá thấp. Bạn cần phải có một đường thẳng hoàn hảo để di chuyển bởi bất cứ đường cong nào cũng sẽ đem lại sự khó chịu cho hành khách. Để tạo đường đi lý tưởng cho công nghệ này, nền kinh tế của các khu vực có thể bị xáo trộn. Giáo sư Merkert nói.
Các công ty Hyperloop cho biết công nghệ này rẻ hơn so với việc xây dựng đường ray siêu tốc và hành khách sẽ cảm nhận được tiện ích vượt trội của nó.
HyperloopTT cho thấy hệ thống này sẽ đặc biệt phù hợp địa hình ở Úc và có tính cạnh tranh cao so với đường sắt hoặc đường hàng không thông thường trong khoảng cách từ 700km đến 1500km.
Ở khoảng cách từ 400km đến 800km, các dịch vụ đường sắt hiện tại có đã cạnh tranh với du lịch hàng không. Tuy nhiên, với khoảng cách di chuyển lớn hơn, nó không còn là một lợi thế.
Công ty chỉ ra rằng khoảng cách đường cao tốc giữa các thành phố như Sydney và Melbourne (898km); Sydney và Brisbane (919km); và Melbourne và Adelaide (726km); đặc biệt phù hợp với công nghệ hyperloop.
Một hệ thống kết nối Sydney, Melbourne và Brisbane sẽ phục vụ hơn 10 triệu người. Hệ thống có thể bổ sung thêm các thành phố Adelaide, Canberra, Nam Tây Nguyên và Bờ biển Vàng, như vậy sẽ có thể tiếp cận với hơn một nửa dân số Úc trên 2000km.
Một hyperloop từ Sydney đến những nơi như Canberra, Nowra, Port Macquarie và Orange sẽ mang đến những cơ hội phát triển phân cấp đáng kể.
Việc đệ trình về khả năng sử dụng tự động hóa và nguồn năng lượng mới trong vận tải đất liền đã được đề lên và xem xét từ ngày 7 tháng 12.
- Sydney : đường sắt nội thành tại sao lâu xây xong?
- Brisbane cấm đường để bảo trì cầu đường sắt
- Queensland: Cá sấu bơi trên đường giao thông ngập lũ!
Theo News