Công nghệ scan laser có giúp xây lại Nhà thờ Đức Bà giống hệt như xưa?

0

Vietucnews – Người dân khắp nơi trên thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng về sự cố Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy ngày 16/4 vừa qua. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố: “Nó bị thiêu rụi và được xây dựng lại là một phần của số phận, là định mệnh của nước Pháp, và sẽ là dự án chung của cả quốc gia trong nhiều năm tới. Và tôi sẽ theo đuổi mục tiêu đó đến cùng.”

Những tỷ phú giàu nhất nước Pháp quyên góp để tái tạo lại Notre-Dame

Được khởi công từ năm 1160 và phần nào hoàn thiện năm 1260, trong hơn 850 năm tồn tại, có thể khẳng định tòa Notre-Dame de Paris đã trở thành chứng nhân lịch sử không chỉ của những người dân thủ đô nước Pháp, mà còn cả của người dân châu Âu nữa.

Nó sừng sững chứng kiến biết bao cuộc chiến, những ông hoàng lên ngôi, bệnh dịch càn quét châu Âu, hay những sự kiện được ghi vào sử sách. Không thiếu những lần Nhà thờ Đức Bà bị phá hủy, bôi bẩn nhưng rồi lại được trả lại nguyên trạng như những gì nó xứng đáng được hưởng, qua những lần cải tạo.

Đang tải Tinhte_NotreDame1.jpeg…
Nhà thờ Đức Bà Paris trong cơn hỏa hoạn ngày 16/4 vừa qua.

Và rồi, những tỷ phú giàu nhất nước Pháp đã lên tiếng. François-Henri Pinault – chủ tịch tập đoàn hàng xa xỉ Kering tuyên bố sẽ bỏ 100 triệu Euro để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà. Ngay lập tức tỷ phú Bernard Arnault – chủ sở hữu tập đoàn LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) cũng quyên góp 200 triệu Euro cho dự án này.

Công nghệ scan laser có giúp xây lại Nhà thờ Đức Bà giống hệt như xưa?

Một điều tuyệt vời là, công nghệ của thế kỷ XXI sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tái tạo lại những đường nét và chi tiết của Notre-Dame de Paris. Đó là công trình của giáo sư Andrew Tallon tại đại học Vassar, New York, Mỹ. Ông sử dụng công nghệ scan laser để tạo ra những file hình ảnh có độ chi tiết rất cao và dung lượng lớn, mô tả từng góc độ của nhà thờ hơn 800 năm tuổi.

“Liệu nó có giúp chúng ta xây dựng lại được nhà thờ không? Có, chắc chắn là có. Tôi nghĩ nó sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng”, Giáo sư ngành lịch sử mỹ thuật tại trường đại học Columbia, Stephen Murray cho biết.

Đang tải Tinhte_NotreDame4.jpg…
Một nhà thờ tại Chartres, Pháp được giáo sư Tallon tái tạo trong không gian 3D bằng công nghệ laser scanning.​

Hai giáo sư Murray và Tallon là những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn những kiến trúc của nhân loại nhờ vào công nghệ số. Năm 2000, họ tạo ra bản scan laser đầu tiên của một nhà thờ có kiến trúc Gothic. Năm 2011, Murray và Tallon đồng sáng lập dự án mã nguồn mở Mapping Gothic France, với mục tiêu khám phá những mối liên hệ giữa các không gian kiến trúc của từng tòa nhà với tình hình địa chính trị và mối tương quan giữa những người xây dựng những tòa nhà với những người sử dụng chúng.

Giáo sư Tallon sử dụng công nghệ vượt trội là kết hợp cả bản scan bằng laser mỗi tòa nhà với hình ảnh panorama chụp tòa nhà để mô phỏng bề mặt của từng vật thể bên trong. Nhờ đó, theo đồng nghiệp của giáo sư Talon, ông có thể tạo ra những hình ảnh “giống hệt như tòa nhà chúng ta ngắm nhìn hàng ngày, từ đó giúp các sinh viên hiểu rõ hơn kiến trúc tòa nhà dựa vào những hình ảnh vô cùng đẹp mắt”.

Để làm được điều này, Tallon sử dụng một chiếc máy scan Leica Geosystems, cho phép sử dụng những chùm tia laser để đo đạc khoảng cách từ máy quét đến những điểm mà tia laser chạm vào. Khi lắp nó trên một chiếc tripod, ông có thể quét toàn bộ tòa nhà, tạo ra hàng tỷ chấm ánh sáng quét qua khắp công trình kiến trúc. Sau đó chỉ việc bật máy tính lên và nhìn những chấm ánh sáng đó tạo ra một mô hình 3D của công trình trên màn hình.

Kết quả hình ảnh cho nhà thờ đức bà paris
Nhà thờ Đức Bà Paris. (Ảnh Istock)

Đáng tiếc một điều, giáo sư Tallon đã mất tháng 11 năm ngoái khi ông vẫn còn đang dang dở dự án. Những người đồng nghiệp của ông, với sự trợ giúp của vợ ông, đang tiến hành nghiên cứu lượng dữ liệu thô khổng lồ mà vị giáo sư này tạo ra. Một trong số những lợi ích rất lớn của công trình mà giáo sư Tallon đem lại, chính là việc đưa tòa Nhà thờ Đức Bà Paris trở về nguyên trạng.

Hy vọng về sự tái tạo công trình lịch sử

Theo lời của Tallon, bản scan 3D từ công nghệ quét laser của ông có thể chính xác tới phạm vi 5mm. Ở Notre-Dame, ông đã quét hơn 50 khu vực khác nhau trong và ngoài tòa nhà, tạo ra hơn 1 tỷ điểm dữ liệu khác nhau, một con số khổng lồ.

Thậm chí nó chính xác tới mức giáo sư Tallon phát hiện ra những cột trụ của nhà thờ nằm ở vị trí không đều nhau vì được xây dựng trên nền những công trình đã tồn tại trước đó. Nỗ lực xây dựng lại Notre-Dame cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi dựa vào những dữ liệu quý giá này, các chuyên gia có thể nhận định khu vực nào sử dụng vật liệu gì, số đo ra sao.

Thời gian không đứng yên để người Pháp hay bất kỳ ai trên toàn thế giới tiếc thương công trình đã tồn tại hơn tám trăm năm. Họ chắc chắn đang bắt tay vào công việc tái tạo lại Notre-Dame!

Theo tinhte