Doanh nghiệp trẻ Úc không được bảo lãnh người lao động

0
360

Một người Anh đến Úc bằng visa du lịch kết hợp làm việc (working holiday visa), nhưng cuối cùng đã bị trục xuất về nước chỉ vì ông làm việc cho một công ty mới thành lập.

Theo trang web australiaforum.com thì câu chuyện này làm lộ ra những lỗ hổng trong hệ thống visa của Úc mà cần thiết phải được chấn chỉnh, chủ yếu về điều kiện tài chính cho các công ty mới thành lập quá khắt khe để họ có thể bảo lãnh cho lao động từ nước khác tới làm việc.

Thực tế cho thấy, việc tìm kiếm những lao động lành nghề từ nước ngoài rất khó khăn, đặc biệt đối với những công ty mới thành lập. Các công ty này không được làm bảo lãnh visa cho người lao động từ nước khác bởi vì họ không có khối tài sản trị giá hàng tỷ đô la.

doanh-nghiep-tre-uc-khong-duoc-bao-lanh-nguoi-lao-dong

Người đàn ông bị Úc từ chối nhập cảnh sau khi đi công tác ở Mỹ trở về là Chris Bailey, giám đốc điều hành của Disrupt – công ty thiết kế dụng cụ thể thao theo yêu cầu khách hàng như ván lướt sóng và thảm tập yoga.

Ông bị trục xuất về Anh với lý do công việc của ông không bảo đảm yêu cầu của loại visa ông đang giữ. Bộ phận xuất nhập cảnh cho rằng những người có visa du lịch kết hợp làm việc chỉ thường làm cho ngành du lịch, nông nghiệp hoặc khách sạn.

Theo australiaforum.com thì việc này chứng tỏ một điều là các các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập hiện nay không được để ý tới trong hệ thống visa của Úc. Để được bảo lãnh lao động từ nước ngoài tới Úc làm việc cho họ, các doanh nghiệp này phải được chính phủ đồng ý. Nhưng với mô hình kinh doanh nhỏ và mới như thế, thì điều dễ thấy là họ không thể đủ điều kiện.

Theo Tiến sĩ Joanna Howe, một chuyên gia về luật của Đại học Adelaide, câu chuyện trên đã cho thấy sự mâu thuẫn về tính chất của nhiều loại visa. Bà cho rằng, một trong những vấn đề đó là sự quan liêu.

Ví dụ, để thuê người từ nước khác tới Úc làm việc với visa 457 (visa doanh nghiệp bảo lãnh người lao động làm việc tạm thời ở Úc), việc đầu tiên cần làm là người lao động và chủ lao động phải được đồng ý bởi chính phủ Úc bằng việc nộp hồ sơ qua hệ thống trực tuyến và sau đó họ sẽ được bật đèn xanh để kết hợp với nhau.

Bà Howe nói rằng đây là một quá trình phức tạp, tốn thời gian, và dường như là có lợi cho các tổ chức mà có thể trả tiền cho những chuyên gia về luật di trú để làm các công việc giấy tờ. Tuy nhiên, đây không phải là cơ hội dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Đại diện của Disrupt nói công ty này đã thất bại trong nỗ lực để được xác nhận là doanh nghiệp phù hợp bảo trợ cho lao động lành nghề đến từ nước ngoài. Người sáng lập công ty, ông Gary Elphick, tự nhận mình là người Úc gốc Anh, cho biết, công ty tuyển dụng 9 người làm việc tại văn phòng ở Sydney và anh Bailey- người bị trục xuất về nước – là người có nhiều kinh nghiệm trong các môn thể thao dành cho giới trẻ, vẫn chưa được trả lương.

“Vì là doanh nghiệp mới thành lập, Chính phủ từ chối công nhận chúng tôi là một doanh nghiệp đủ khả năng bảo trợ cho các lao động có tay nghề cao với visa làm việc tạm thời, mặc dù thực tế rằng anh Bailey đã được nhận làm,” ông Elphick nói.

Ông Elphick đã rất sửng sốt khi các quan chức nhập cư nói rằng nếu Bailey làm việc hái chuối trong ba tháng, anh có lẽ đáp ứng đủ điều kiện của người có visa du lịch kết hợp lao động. Ông Elphic cũng nói thêm rằng ông rất ngạc nhiên khi “Họ thấy rằng đi hái trái cây thì giúp ích cho nền kinh tế của đất nước hơn là làm việc cho một công ty mới thành lập với tốc độ tăng trưởng nhanh.”

Tiến sĩ Howe tin rằng đây có lẽ không phải là trường hợp duy nhất. Bà cũng nói rằng dù có nhiều lựa chọn thị thực khác nhau cho doanh nghiệp, nhưng những lựa chọn này thường không thể “tiếp cận” được với các doanh nghiệp nhỏ không có tài sản hàng triệu đô-la.

“Thật sự, việc di trú ở Úc cần phải được xem xét lại một cách linh hoạt hơn cho phù hợp với nền kinh tế đang hướng tới tận dụng các sáng kiến mới,” bà nói.

Nguồn: Việt Magazine

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments