Du học sinh Mỹ làm thêm 40 triệu đồng/tháng

0
Đinh Việt Hà

Đây là trường hợp của Đinh Nhật Hà khi làm thêm ở một công ty marketing, Mỹ.

Là sinh viên năm 2 ngành Marketing và Business Economics tại ĐH Cincinnati (bang Ohio, Mỹ) với điểm trung bình luôn gần ngưỡng tuyệt đối, Đinh Nhật Hà đang trong kỳ thực tập của mình tại một công ty marketing cho các văn phòng luật. Hà hiện thực hóa giấc mơ du học năm lớp 11 của mình bằng chứng chỉ IELTS 7,0/9,0, SAT 1850/2400 giữa ngổn ngang các bài kiểm tra cuối cấp THPT.

Hà chia sẻ khó khăn lớn nhất thời gian đầu là sắp xếp thời gian học thi tín chỉ và học thi trên lớp. Vừa học thêm các môn trên lớp, vừa luyện các kỳ thi chuẩn hóa, nhiều lúc Hà muốn bỏ cuộc. ‘Mấy lần stress quá, mình chạy ‘trốn’ ở sân chung cư gần nhà, hít khí trời, làm bài xong rồi về’, Hà nói thêm.

Đinh Việt Hà
Đinh Việt Hà

Nỗ lực được đền đáp, Hà trở thành sinh viên ĐH Cincinnati với học bổng Outreach trị giá 12.000 USD/năm (duy trì trong 4 năm) và một học bổng chuyên ngành 2.000 USD/năm. Tiếp tục tạo ra dấu ấn, Hà ứng cử và được chọn làm đại diện sinh viên quốc tế sau nhiều vòng thi. “Do có kinh nghiệm khi hoạt động ở VietAbroader, làm việc với nhiều du học sinh nên việc ứng tuyển với mình khá thuận lợi”, Hà nói.

Có thể tự chi trả một học kỳ

Sau khi được nhận vào một công ty marketing với mức lương 1.600 USD/tháng (gần 40 triệu đồng), Đinh Nhật Hà chia sẻ đã có thể tự chi trả tiền học phí, cũng như sinh hoạt phí học kỳ 4 tại ĐH Cincinnati, Ohio, Mỹ. Tại đây, Hà được làm các công việc như nhân viên phân tích marketing thực sự.

Đầu tháng, Hà sẽ làm báo cáo số liệu cho các công ty về mức độ tiếp cận của khách hàng với trang web của họ. Từ đó, Hà sẽ phân tích những việc cần làm và kết hợp với các nhóm thiết kế, nội dung để phát triển website khách hàng. Ngoài ra, bạn còn được góp ý vào các dự án, thậm chí là ‘chạy’ chương trình của riêng mình (quản lý dự án, chọn cộng sự) nếu có ý tưởng tốt.

Đinh Nhật Hà cùng bạn bè
Đinh Nhật Hà cùng bạn bè

Cô bạn chia sẻ không quá khó để được nhận vào công ty, mặc dù vòng tuyển chọn khá dày đặc và khiến bạn bị stress. Đặc biệt là vòng phỏng vấn nhóm 30 phút với các ứng cử viên khác và CEO công ty, và vòng kiểm tra tâm lý khách hàng.

Khó khăn đầu tiên khi được nhận vào công ty là… thi trượt chứng chỉ phân tích Google. May mắn là sau một tháng làm quen, ôn luyện, Hà cũng đỗ và thực hiện thành thạo các thao tác. Khó khăn tiếp theo là hòa nhập với công ty khi “chân ướt chân ráo” trên đất Mỹ được một năm. Những lần đồng nghiệp nói về thể thao Mỹ hay kể chuyện cười, Hà gần như im lặng. “Cũng may là ngoài hai chủ đề đó, cái nào mình cũng tham gia được”, Hà tếu táo nói.

Với mức lương gần 2.000 USD/tháng, cùng với học bổng Outreach tại trường (12.000 USD/năm, duy trì trong 4 năm) và một học bổng nhỏ 2.000 USD/năm, Đinh Nhật Hà đã có thể tự chi trả các khoản tiền trong học kỳ 2 này, thậm chí dư ra một khoản nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Trở thành đại diện sinh viên quốc tế

“Là sinh viên quốc tế có ít lợi thế hơn các bạn bản xứ khi xin việc nên mình phải nỗ lực ‘gom’ thật nhiều kinh nghiệm và điểm nổi trội”, Hà nói.

Trong năm đầu tiên, Nhật Hà ‘lọt’ vào danh sách University Honors Program (UHP – Chương trình học danh dự) và Dean’s List GPA dành cho học sinh đạt điểm trung bình trên 3,5/4,0. Hà chia sẻ điểm trung bình năm nhất của bạn lần lượt là 3,765; 3,6 nhưng do ‘điểm như vậy còn hơi thấp’ nên bạn đã nỗ lực đạt 3,889/4,0 trong học kỳ vừa rồi.

Đăng ký vào UHP, Hà được chọn lớp sớm hơn, học các lớp dành riêng cho học sinh danh dự, có lợi thế về giảng viên giỏi và số lượng sinh viên dự thính ít, chất lượng. Ngoài ra, tất cả các học sinh trong UHP đều phải tạo portfolio.

Cũng trong năm nhất, Nhật Hà ứng tuyển và trở thành đại diện sinh viên quốc tế (thuộc Ban tuyển sinh) tại trường. Nhiệm vụ của bạn là tư vấn các bạn khu vực Đông Nam Á về quá trình nộp đơn, học bổng, giúp kết nối với anh chị đang học ngành muốn đăng ký học,…

Công việc đầu tiên khi trở thành người đại diện là… ngồi ở sân bay, đón sinh viên mới. Hà cho biết công việc này khá thú vị vì được truy cập vào hệ thống cập nhật giờ bay của sân bay và “sau này gặp trong trường cũng hay ‘tay bắt mặt mừng’ vì từng hỗ trợ nhau khi mới đến Mỹ”.

Khi được hỏi, liệu con đường du học và làm thêm trên đất Mỹ của bạn có “trải đầy hoa hồng” quá không, Hà nói: “Mình không thích nói về những nỗ lực, mình chọn nói về kết quả. Nhìn có vẻ như mình dễ dàng có mọi thứ nhưng thực ra mình đã vượt quá rất nhiều khó khăn và còn tiếp tục cuộc hành trình trên đất nước xa xôi này”.

Nguồn: Thanh Niên Online

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments