Du học sinh Trung Quốc làm “loạn” trường đại học Úc

0
Sinh viên Trung Quốc luôn coi hệ tư tưởng của mình bền vững.

Contents

Thực tế được nêu khi các giảng viên đại học ở Úc bị sinh viên đến từ Trung Quốc phản bác vì kiến thức khác với chính phủ của họ.

Các sinh viên này đã công khai than phiền về phương pháp cũng như ý tưởng giảng dạy  ở Úc, yêu cầu công khai xin lỗi hoặc thay đổi các chủ đề học tập.

Sinh viên Trung Quốc thậm chí đã ghi hình và phát hành trực tuyến các cảnh quay tranh luận trong lớp học về kiến thức của các giáo sư mâu thuẫn với hệ tư tưởng của đảng cầm quyền Trung Quốc.

Một số video đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đã khiến các giáo sư và nhà khoa học đang giảng dạy tại trường đại học công khai xin lỗi sinh viên.

Giáo sư công khai xin lỗi sinh viên

Tuần trước, một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Newcastle đã đăng video tranh luận của anh ta với giáo sư lên Youtube, chỉ vì giáo sư gọi Đài Loan và Hồng Kông là các quốc gia độc lập.

“Không phải một bộ phận mà là tất cả các sinh viên Trung Quốc đều như thế. Họ đang làm chúng tôi cảm thấy không thoải mái”, Giáo sư Khaliani trong video cho biết.

Sau khi video đăng tải trên một số trang web của Trung Quốc đã gây ra phản ứng dữ dội từ người xem đối với đại học Đại học Newcastle. Cuối cùng vụ việc được liên hệ với tổng lãnh sự quán Trung Quốc để giải quyết vấn đề.

Học phí của du học sinh Trung Quốc là nguồn thu quan trọng với một số trường Đại học Úc.

Trước đó một ngày, sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Đại học Sydney cũng đã xúc phạm giáo sư IT Khimji Vaghjiani  vì bản đồ hiển thị ba khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ thuộc đất Ấn.

Ông Vaghjiani thừa nhận: “Tôi sử dụng một bản đồ đã lỗi thời và tôi lấy làm tiếc về sai lầm này”. Trong khi đó, báo Global Times của Đảng cộng sản Trung Quốc viết: “Cuộc tranh chấp biên giới Trung – Ấn xảy ra ở Úc và Trung Quốc đã thắng!”.

Trong năm nay, sự tranh cãi còn được nổ ra khi Nhà xuất bản Đại học Cambridge đồng ý kiểm duyệt tạp chí chuyên ngành về Trung Quốc đã phải loại bỏ tới 300 bài báo.

Vào hồi tháng 6, lãnh sự quán của Trung Quốc còn yêu cầu xem xét lại việc tổ chức diễn đàn về cuộc biểu tình Thiên An Môn.

Ý thức hệ khó đổi của sinh viên Trung Quốc

Giám đốc nghiên cứu Đông Á của Viện Lowy, Merriden Varrall cho rằng: “Những điều này phản ánh niềm tin của sinh viên” vì sinh viên Trung Quốc luôn sẵn sàng phản bác lại những gì mà họ cho là bất công.

Theo giáo sư Varrall, những người trẻ tuổi này đã có một niềm tin bất diệt về ý thức hệ của chính quyền Trung Quốc về vẫn đề lãnh thổ và chủ quyền.

Do vậy theo bà họ không có cái nhìn khách quan về mọi vấn đề. “Sau vụ quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc thực sự đã nâng cao ý thức hệ”, bà nói.

Nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang len lỏi vào giảng dạy học thuật của Úc thông qua các du học sinh.

5/5 - (1 vote)

Like Vietucnews.net để cập nhật thêm trên Facebook!

Rosa Nguyen/Theo News