Khám phá thị trấn ma Tây Úc

0
439
Biển báo nguy hiểm rất to được cắm bên ngoài khu vực khai thác amiăng ngày nay tại Wittenoom. Ảnh: Ray Foot

Từng là nơi khai khoáng độc hại, nguy hiểm nhất miền Tây Australia, thị trấn Wittenoom ngày nay trở thành điểm du lịch thu hút tới khoảng 40.000 khách mỗi năm.

Một trong những khu vực đẹp nhất ở vùng Pilbara, miền Tây Australia cũng từng là nơi nguy hiểm nhất. Khoảng 80 năm trước, một loại khoáng chất là blue asbestos (hay amiăng xanh – sợi khoáng silicat) được tìm thấy tại đây kéo theo sự phát triển những mỏ khai khoáng, đồng thời hình thành một thị trấn để hỗ trợ công việc khai thác. Khoảng 30 năm sau đó, thị trấn Wittenoom là nơi duy nhất ở Australia cung cấp amiăng xanh với trữ lượng tới 161.000 tấn.

Amiăng là một loại khoáng chất cực độc hại. Những xơ mỏng cấu thành nên amiăng được kết hợp từ hàng triệu sợi nhỏ khác dễ bị phát tán trong không trung như bụi. Khi con người hít phải, những sợi này sẽ “trú ngụ” ở phổi hàng năm trời, gây ra các bệnh về phổi, giảm khả năng hít thở của con người và cuối cùng là tạo thành một loại bệnh ung thư không thể chữa trị được.

Một góc của thị trấn Wittenoom vào năm 1966. Ảnh: Lindsaybridge
Một góc của thị trấn Wittenoom vào năm 1966. Ảnh: Lindsaybridge

Amiăng xanh được phát hiện lần đầu tại khu vực này vào năm 1917, Lang Hancock và Petet Wright là hai người đầu tiên mở rộng quy mô khai khoáng tại Wittenoom từ năm 1936. Hai năm sau, việc khai thác lan sang vùng Yampire. Năm 1939, Wittenoom đã sản xuất được số lượng lớn amiăng và bán cho Anh để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai.

Ước tính có 20.000 người từng sống và làm việc tại Wittenoom trong thời gian nơi đây còn là thị trấn mỏ. Hơn 2.000 trong số đó bị chết vì các bệnh liên quan tới amiăng. Tuy nhiên, lý do các mỏ khai khoáng tới năm 1966 mới đóng cửa hoàn toàn là do không thu được lợi nhuận, thay vì vấn đề sức khỏe.

Hàng nghìn tấn amiăng được sử dụng trong các tàu chiến để chạy động cơ và tuabin hơi nước. Amiăng cũng được dùng ở xe tăng, máy bay, mũ bảo hiểm và làm các tấm lọc cho mặt nạ khí gas.

Thậm chí trước chiến tranh, khoáng chất độc hại này còn phổ biến hơn. Vì có thể giảm thiểu các tác động của nhiệt độ cao, cháy nổ, điện hay hóa học, đồng thời với chi phí vừa phải mà amiăng phù hợp dùng trong các công trình, vật liệu cách điện.

Biển báo nguy hiểm rất to được cắm bên ngoài khu vực khai thác amiăng ngày nay tại Wittenoom. Ảnh: Ray Foot
Biển báo nguy hiểm rất to được cắm bên ngoài khu vực khai thác amiăng ngày nay tại Wittenoom. Ảnh: Ray Foot

Năm 1943, công ty Blue Asbestos Pty mua lại các mỏ ở Wittenoom và duy trì tới 1966. Công ty này về sau không tạo được lợi nhuận nên phải đóng cửa các mỏ khai khoáng với khoản nợ lên tới 2,5 triệu USD.

Thị trấn Wittenoom được xây dựng năm 1947, cách khu mỏ khoảng 10 km. Các quan chức y tế từng đến Wittenoom sau khi phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng về mức độ độc hại ở các mỏ.

Họ cảnh báo công ty về amiăng và sự nguy hiểm của nó tới sức khỏe của các công nhân đang sống trong thị trấn. 5 năm cuối cùng trước khi các mỏ đóng cửa, hơn 100 trường hợp ung thư phổi được ghi nhận tại đây.

Từ 1978, chính quyền bắt đầu khuyến khích người dân tới Wittenoom sống. Tuy nhiên 30 năm sau thị trấn mới chính thức mở cửa và trở thành điểm du lịch nổi tiếng đón tới 40.000 du khách mỗi năm.

Năm 2007, tên thị trấn xuất hiện rộng rãi trên các bản đồ, biển báo xung quanh, đồng thời các biển báo cũng được cắm tại một số khu vực để cảnh báo du khách địa điểm độc hại. Năm 2015 chỉ có 3 người dân còn sống tại Wittenoom.

Cửa hàng lưu niệm của Lorraine Thomas, một trong 3 cư dân cuối cùng ở Wittenoom. Ảnh: Five Years
Cửa hàng lưu niệm của Lorraine Thomas, một trong 3 cư dân cuối cùng ở Wittenoom. Ảnh: Five Years

Lorraine Thomas, người sống ở Wittenoom từ năm 1984 đến nay đã duy trì một cửa hàng bán đồ lưu niệm, đá quý và ngọc cho du khách tới thăm. Bà Lorraine cho biết hầu như không còn amiăng trong không khí khi các mỏ ngừng hoạt động.

Mario Hartmann, một cư dân khác ở thị trấn từ chối di cư vì chính phủ đề nghị với số tiền không đủ để mua nhà ở nơi khác. Khác với Mario, Peter Heyward ở lại đơn giản chỉ vì ông yêu thích sự yên tĩnh của vùng đất này. “Các ngọn đồi, điền trang, sự mở rộng và lĩnh lặng của nó làm tôi yêu nơi này”, Peter nói.

Nguồn: Xã Luận

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments