Mách bạn cách xử lý cực hay khi bị đụng xe ở Úc

1

Vietucnews – Phải làm gì khi bị đụng xe ở Úc? Dưới đây sẽ là tất tần tật những điều bạn nên/ không nên làm để tránh gặp rắc rối khi bị đụng xe.

1. Form 888

Lại lạm bàn về vài câu nói thông dụng của người Úc mà không hề có trong trường lớp.

Ai có xài smartphone thể nào cũng ngày nói xong câu chuyện, bỏ điện thoại vào túi và vô tình gọi một cú gọi cho số phone nào đó. Lịch sự nhất là sau khi biết mình đã vô tình gọi sai thì cứ nhắn một cái tin vào số đó là ‘I am sorry, pocket call.’ ý như cái túi của tôi nó gọi chứ không phải tôi cố tình gọi.

Khi viết Form 888 hay làm một Bản Tường Trình (Statement of Relationship) bằng tiếng Anh, nhất là các cô thường thường hay có kế hoạch xỏ mũi cái cục nợ đã nâng khăn sửa túi cho mình, cái thằng phải gió đã xây hồ bán nguyệt cho mà rửa chân về quê thăm cha mẹ vợ, thăm mộ ông bà. Câu thường tình là ‘We plan to return home to visit ….’. Thay vì dùng chữ ‘visit’ thì khi nói tới thăm cha mẹ, ông bà hay mồ mả thì nên dùng cụm từ ‘pay someone’s respect’ hay là ‘make someone’s manner’. Thí dụ, ‘Scott and I are also planning to return to Việt Nam to make our manners to my parents and grand parents. We also plan to pay our respect to the ancestors’ final resting places’.

Lịch sự nhất là sau khi biết mình đã vô tình gọi sai thì cứ nhắn một cái tin vào số đó là ‘I am sorry, pocket call.’ ý như cái túi của tôi nó gọi chứ không phải tôi cố tình gọi. 

Đây là ý kiến riêng của Oz – nhất là vì Oz không phải là chuyên viên di trú (immigration agent) nên chỉ xin các anh chị lưu ý thôi chứ không cần phải tin như vịt nghe sấm. Có nhiều người cho là Statement of Relationship cần phải là màu hồng, mọi chuyện đều phải đẹp như một giấy mơ. Nhưng có lần Oz dịch một Statement of Relationship cho một cặp và thấy không những bức tranh của họ có màu hồng mà thỉnh thoảng có màu xám, có giận hờn, có ghen tuông, có nước mắm, thậm chí có cả mắm nêm mới ghê. Oz chỉ là phiên dịch viên được nhờ dịch bản tường trình mà dịch xong còn phải thầm nghĩ, ‘nếu tui mà có quyền cấp visa thì tui cấp ngay tất tần tật.’

Mà thiệt, nộp có một tháng là được chuyển qua PR liền.

Nhiều anh chị cũng hỏi thăm về Form 888 (‘888’). Những người có quyền chứng 888 là 14 người có nghề nghiệp hay chức vụ có ghi trong 888. Những người này chỉ có trách nhiệm chứng thực (thị thực) chữ ký của người làm 888 mà không cần biết trong form viết cái gì. Vì thế Oz hay nói nếu người làm 888 làm ở Việt Nam thì cứ việc viết bằng tiếng Việt vào khung trả lời của câu 3, 4 và 5 rồi sau đó đem ra phòng công chứng mà chứng hay đem tới Lãnh Sự Quán hay Đại Sứ Quán mà nhờ họ chứng chữ ký dùm.

Bộ Di Trú có giao ước là nếu 888 không phải chứng ở Úc thì dù có điền và chứng, nó cũng sẽ không được coi là ‘Lời Khai Hữu Thệ’ – Statutory Declaration. Theo Oz nghĩ thì nếu làm 888 ở Việt Nam thì chẳng thà làm một ‘Đơn Xác Nhận’ – Statement of Material Facts và đem ra công chứng tại Việt Nam vẫn có giá trị như 888 mà ký ở ngoài nước Úc.

2. Khi bị tai nạn và sau khi bị tai nạn

Một người ‘chưa là bạn’ hớt ha hớt hải gọi Messenger, ‘Em bị người ta tông đít (xe em), em gung quá, giờ không biết phải làm gì, em có từng đọc mấy bài chém gió của anh. May em nhớ anh em gọi anh giúp em với.’ Chữ ‘xe em’ là Oz phải thêm vô cho rõ nghĩa.

Ở Úc lái xe thế nào cũng có cọ quẹt, nên việc đầu tiên là coi có ai bị thương tích hay không. Nếu có gọi 000, nói Ambulance và nói tên đường và nói luôn giao lộ gần nhất – thí dụ, ‘vehicle accident on Lonsdale Street, nearest corner Elizabeth St’. Nếu họ cho xe cứu thương tới tự động họ sẽ gửi cảnh sát tới luôn.

Nếu không ai bị thương thì thậm chí cảnh sát cũng sẽ không thèm tới. Thủ tục là 2 bên tài xế trao đổi tên và địa chỉ. Nên nhớ, luật giao thông của Úc chỉ bắt buộc là ‘exchange name and address’ chứ không yêu cầu ai phải xuất trình bằng lái cho ai. Ở Úc chỉ có Cảnh Sát mới có quyền yêu cầu xuất trình bằng lái.

2.1. Quay video, chụp ảnh sau đụng xe

Ai bây giờ mà không có smartphone? Đụng xong, cứ từ từ ngồi trong xe, kiểm tra coi mình có bị thương tích gì không. Xong móc phone ra, chớp tấm hình người lái bên kia liền tại chỗ. Ở Victoria không ai cấm chụp hình nơi công cộng. Chụp người lái xe trước, chụp xe, chụp bảng số, chụp chỗ xe kia bị đụng, chụp quang cảnh 2 xe.

Nếu quay video được thì tốt nhất! Quay trong xe bên kia coi họ có hành khách không (có người đi một mình nhưng sau này họ khai man là có người đi trong xe để làm nhân chứng là họ không có lỗi).

Sau khi đụng xe, nên chụp người lái xe trước, chụp xe, chụp bảng số, chụp chỗ xe kia bị đụng, chụp quang cảnh 2 xe.

Cứ quay một đoạn nhỏ rồi tắt rồi quay tiếp. Quay đoạn dài quá sau này không thể upload cho insurance company vì file quá to. Đừng lo xe mình. Cứ lo thu thập thông tin xe kia càng nhiều càng tốt. Rồi hai bên cứ trao đổi thông tin. Cần thì cứ cho bên kia COI bằng lái, không đưa bằng lái cho họ. Chỉ cầm bằng lái, che phần số bằng lái, rồi cho họ coi và kiểm lại là mình đã đưa đúng thông tin. Hỏi họ có bảo hiểm không và bảo hiểm của cty nào. Hỏi chung quanh coi có ai thấy tai nạn thì xin thông tin của họ – tên và số phone hay địa chỉ luôn thì quá tốt.

Quay video là tốt nhất vì một người, cũng quen trên FB, báo là ‘em đụng nhẹ vô đít xe bà kia. Mà chỗ em đụng đã bị đụng móp méo. Em chỉ làm trầy.’ Thành ra quan trọng là khi quay video, quay cái đồng hồ của mình trước (để xác nhận ngày giờ) rồi quay chỗ mình đụng, tránh việc sau này họ đỗ hô là mình làm trầy.

2.2. Không nói ‘I am sorry’

Quan trọng nhất là ‘không nhận lỗi’, không nói ‘I am sorry’ gì hết. Dù bên kia có chửi mắng, có trách móc hay nói ‘what were you driving, you made mistake, your fault, blah blah blah’. Cứ nói, ‘I have insurance, let the insurance works it out’.

Sau khi làm thủ tục xong và nếu xe mình chạy được thì cứ chạy về nhà. Rót một chút rượu uống cho bình tĩnh rồi lên vào trang mạng của bảo hiểm và ‘make a claim’. Giai đoạn này họ chỉ cần những thông tin cơ bản về tai nạn, ngày giờ, địa điểm, thông tin bên kia, thông tin nhân chứng (nhân chứng có thể là người ngồi trong xe của mình) và sự việc thế nào.

Dù bên kia có chửi mắng, có trách móc cứ nói, ‘I have insurance, let the insurance works it out’.

Thí dụ, ‘About 10am on 9/12/2021, I was driving my vehicle, ABC123, on Lonsdale Street toward Spencer Street. I slowed down at the intersection of Lonsdale Street and Elizabeth Street because the light changed from green to amber. I stopped when the light turned red. I felt my car was hit from behind. I put my hazard light on and got out of my car. I saw vehicle XYZ890 collided with the rear end of my vehicle. I saw a male person got out of XYX890. I took pictures and videos of the incident. I exchanged name and address with the other driver. His name is Mohammed Osama Ben Láđần. The weather was dry. The visibility was good.’  Vậy thôi. Không cần nói nhiều. Cứ áp dụng thủ thức 5W1H là chuẩn.

2.3. Vấn đề làm việc với công ty bảo hiểm

Sau vài ngày, công ty bảo hiểm (‘BH’) sẽ liên lạc và kêu đem xe bị đụng tới một chỗ họ chỉ định để chỗ đó định giá. Nhưng chỗ này coi như mối ruột của BH nên thường những chỗ này nói sao là hãng BH chấp nhận liền. Họ coi xe xong sẽ kêu đem xe về. Vài ngày sau đó, BH sẽ kêu đóng tiền excess. Đóng xong thì họ sẽ kêu đem xe tới chỗ sửa xe bỏ đó. Tùy cái plan BH có thể BH sẽ cho mượn xe chạy trong thời gian xe sửa, có khi không. Có khi chính cái chỗ sửa nói, ‘nếu BH cho chúng tôi sửa thì chúng tôi sẽ cho mượn xe khoảng $20 1 ngày.

Nhiều người cho là hễ hãng BH kêu đem xe tới đâu sửa thì phải đem xe tới đó. Điều này không đúng. Người có BH có quyền chọn bất cứ chỗ nào để sửa xe mình. Thủ tục và thời gian chờ đợi sẽ lâu mình chọn chỗ sửa nhưng đó là quyền của người mua BH. Những chỗ sửa xe của Úc rất ít khi nào cho mượn xe miễn phí mà họ tính tầm $20 một ngày (giá này tương đối rẻ). Còn chỗ sửa xe của anh John (người Việt) – Smash King ở Clayton là chỗ rất tốt. Oz sửa xe ở đó 2 lần và lần nào anh John cũng tận tình giúp đỡ và cho mượn xe miễn phí.

Khi bỏ xe ở đó nhưng không mướn hay mượn xe thì phần lớn, nhắc lại là phần lớn, BH cho bao cho một cuốc xe taxi về nhà và thêm một cuốc nữa từ nhà tới chỗ sửa xe để lấy xe sau khi sửa.

Nếu các anh chị biết chắc mình không có lỗi, thì cứ mướn xe. Tiền mướn xe bao nhiêu các anh chị phải móc túi ra trả nhưng sau đó gửi invoice cho BH. BH sẽ đại diện mà khai với BH bên kia và yêu cầu họ trả tiền mướn xe.  Thành ra nhiều anh chị bị lỗi và nhận giấy báo đòi tiền của bảo hiểm bên kia sẽ thấy chóng mặt vì họ khai tiền mướn xe 1 hay 2 tháng, họ khai mất mát đồ đạc, hư hỏng đồ (giả sử họ là người giao hàng – courier).

Người có BH có quyền chọn bất cứ chỗ nào để sửa xe mình

Xin cảnh cáo là đây là con dao 2 lưỡi. Nếu bên kia có bảo hiểm và họ nhận lỗi thì họ quá tốt vì họ sẽ trả. Nhưng nếu họ không có bảo hiểm hay họ không có tiền trả thì coi như mình xôi hỏng bỏng không.

Nhiều anh chị hỏi ‘không phải lỗi mình mà sao bảo hiểm bắt mình đóng tiền excess’. Nếu sau này BH quyết định là không phải lỗi của mình thì họ sẽ hoàn trả lại tiền excess NHƯNG CHỈ LÀ SAU KHI họ đã lấy được tiền bồi thường của bên kia. Nhưng phải đòi hỏi, phải liên lạc với bảo hiểm và hỏi, ‘chừng nào quý vị refund the excess payment to me’. Không hỏi là BH rất hay chơi tình vờ, mà các anh chị biết để lâu thì tới con trâu cũng hóa bùn chứ đừng nói là bầu tâm sự của trâu.

Tiền excess cũng giống như tiền BH họ phạt mình khi mình khai BH. Cũng người đó hỏi, ‘ủa tui mua bảo hiểm sao lại còn phạt tui’. Khi mua bảo hiểm hai chiều, Oz lấy thí dụ – thí dụ thôi nha – cho một con Camry 2016 thì phí bảo hiểm 2 chiều hàng năm là $1,000 (bằng full cả chục năm, không tai nạn trong 5 năm vừa qua gọi là Rating 1 Driver). Với BH này thì tiền excess mỗi lần khai khoảng $500. Nếu các anh chị muốn giảm tiền excess xuống $250 thì tiền bảo hiểm sẽ lên $1,300. Nếu các anh chị muốn giảm tiền bảo hiểm hàng năm xuống $800 thì tiền excess mỗi lần khai sẽ là $800. Chưa tính đến người lái bao nhiêu tuổi và có tên trên danh sách tài xế không. Trường hợp tài xế lái xe dưới 25 tuổi, bằng P thì excess có thể lên tới $2,000.

Ta nói cái đầu nào BH cũng ăn được, ăn man ri, ăn mọi rợ. Bố của Oz nói hai nghề ăn tiền nhất là bán bảo hiểm và mở sòng bài quả là đúng. Biết vậy nhưng vẫn phải cắn răng mà mua, tệ nhất là bảo hiểm 1 chiều. Bài viết sau sẽ slashing the wind về bảo hiểm 1 chiều.

3. Trường hợp xe không chạy được nữa

Chuyện đụng xe liên hoàn cước ở Úc cũng là chuyện thường. Có lần Oz dừng đèn xanh đỏ, chuẩn bị rẽ phải (xe của Oz là chiếc thứ 4) trước có 3 chiếc và sau 1 chiếc, đang vu vơ nghĩ tới chuyện chiều thứ 6 chuẩn bị được nhậu, nghe cái rầm sau đuôi xe mình. Xe Oz bị đẩy tới quất vô thằng trước Oz. Thằng trước bay lên quất vô thằng thứ 2. Thằng thứ 2 ủn lên thằng thứ 1. Thằng thứ nhất bị đẩy ra giữa đường và bị quất nát cái đầu. Ta nói cái vụ này bảo hiểm như khùng vì thằng này thưa thằng kia, thằng kia thưa thằng nọ, thưa liên hoàn. Bản thân Oz thì bị thằng ở trước Oz thưa BH của Oz. Cũng may là có BH hai chiều, ai thưa ai thì kệ, BH lo cho mình trước cho mình có xe cái rồi hạ hồi phân giải.

Chuyện đụng xe liên hoàn cước ở Úc cũng là chuyện thường.

Trở lại chuyện xe không chạy được sau khi đụng xe thì thường thường tụi xe tải (towing truck) sẽ kéo đi về hãng của tụi nó. Những chỗ này thường cũng là những chỗ làm đồng xe (panel beating) và sửa xe bị đụng. Thường thì họ cũng sẽ cung cấp giấy báo phí sửa cho BH. BH ok thì họ sửa luôn. Nếu anh chị muốn tự sửa như Oz nói ở trên thì trước nhất phải thanh toán phí giữ xe (storage fee) cho chỗ đó rồi mới kéo xe từ chỗ đó về chỗ của các anh chị muốn. Nếu xe mà coi là không sửa được nữa hay không đáng sửa thì các anh chị coi bài viết trước của Oz về cách trả giá với hãng bảo hiểm khi mà xe bị written off.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm về cách xử lý khi bị đụng xe ở Úc.

Nguồn: Oz Nguyen

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Thanh
Thanh
2 years ago

Chào Xuyên Kim,

Ở Úc, khi 2 người đi bộ vô ý cọ quẹt vào nhau, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy hầu hết trong các trường hợp cả 2 đều xin lỗi nhau. Đó là phép lịch sự tối thiểu mà 1 người ở Úc cần phải có. Xin lỗi trong trường hợp tai nạn không nhất thiết nghĩa là mình nhận lỗi là do mình gây ra, mà nó có nghĩa là xin lỗi vì điều không may đã xãy ra cho cả 2 bên. Không những thế, đa số trong những tình huống này, họ còn hỏi thăm xem người kia có bị chấn thương gì không.

Hình như bạn quên 1 điều khá quan trọng, đó là đến đồn cảnh sát để báo cáo về tại nạn (dù tai nạn nhỏ hay to). Cảnh sát sẽ viết “Police Report” theo như bạn tường thuật và lưu vào hồ sơ của cảnh sát, sau đó họ sẽ cho bạn “Police Report Number” của bản báo cáo này. Bạn cần số này vì chắc chắn công ty bảo hiểm của bạn sẽ đòi hỏi nó.

Một vài góp ý xây dựng nho nhỏ, chỉ với 1 mục đích nhỏ bé là làm cho thế giới này được tốt đẹp hơn 1 chút thôi ….. mong mọi người không cảm thấy “offended”.