Sharil Bharin, anh trai của Hanis người đã phục vụ thức uống độc hại, đã đăng ảnh silica gel trên Twitter. Hanis đã yêu cầu nhân viên của một tiệm Starbucks ở Malaysia thêm các hạt trân châu vào đồ uống của cô.
Khi cô uống và nhấm nháp, cô cảm thấy có gì đó khác so với các hạt trân châu khác nhưng cô vẫn quyết định ăn nó.
Cuối cùng sau khi đã hết ly đồ uống, cô mới nhận ra rằng mình đã nhai hạt chống ẩm. Hanis đã được đưa ngay đến bệnh viện và được xét nghiệm máu.
Bác sĩ nói rằng việc tiêu thụ hạt chống ẩm có thể gây hại có cơ thể mặc dù các hạt chống ẩm này được phân loại là vô hại theo FDA (Food and Drug Administration). Tuy nhiên, các hạt hút ẩm này hấp thụ hơi nước tương đối cao, trong khi cơ thể người có chứa 70% là nước.
Người ăn phải các hạt chống ẩm có thể gặp các phản ứng như mắt khô, cổ họng bị kích thích, dạ dày khó chịu,…
Starbucks Malaysia đã xin lỗi và hứa “chắc chắn sẽ thực hiện nghiêm túc vấn đề này và đảm bảo có hành động đúng đắn”.
Rosa Nguyen/Theo News
Sự kiện với tên gọi "Biểu tượng của sự thịnh vượng'' được tổ chức bởi…
Đạt doanh số bán hàng xuất sắc cho dự án Spring Square by Poly trong…
Truyền thuyết kể rằng hạnh phúc thực sự đến khi ta có thể rơi nước…
Một bãi biển mang tính biểu tượng ở Tây Úc đã được TripAdvisor bình chọn…
Tiểu bang NSW của Úc được dự báo sẽ trải qua một đợt nắng nóng…
Úc là đất nước của một số quy tắc đường bộ có phần “kỳ lạ…