Những điều bạn cần biết về AI (trí tuệ nhân tạo) – một xu hướng mới

0

Vietucnews – Hiện nay, AI là thứ được nhắc đến rất nhiều, từ các công ty công nghệ lớn cho đến những startup mới, từ chính phủ cho đến doanh nghiệp. Các thiết bị, công nghệ, sản phẩm, khóa học về AI cũng theo đó mà nổi lên. Gọi AI là xu hướng, là hướng đi mới là hoàn toàn đúng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về AI là gì, về cách mà nó có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống thường ngày.

1, AI là gì?

AI dịch ra có nghĩa là trí tuệ nhân tạo, nó là cả một ngành nghiên cứu và thực nghiệm liên quan đến việc sử dụng sự kết hợp giữa toán và công nghệ để giải quyết nhiều bài toán trong cuộc sống. Gần nhất và dễ thấy nhất là bài toán phân loại hình ảnh, học hỏi thói quen sử dụng thiết bị hay nhận diện giọng nói và phản hồi.

AI dịch ra có nghĩa là trí tuệ nhân tạo, nó là cả một ngành nghiên cứu và thực nghiệm liên quan đến việc sử dụng sự kết hợp giữa toán và công nghệ để giải quyết nhiều bài toán trong cuộc sống. (Ảnh: Third Sector)

Về mặt ứng dụng, AI hiện tại đang xuất hiện rộng rãi dưới hình thức các trợ lý ảo trên điện thoại, ví dụ như Siri, Google Assistant. Dạo gần đây Amazon Alexa cũng nổi lên như một giải pháp trợ lý xuất sắc cho việc giải trí và điều khiển thiết bị smarthome nhờ giải pháp đồng bộ của Amazon với sự hỗ trợ của nhiều hãng phần cứng. Cortana của Microsoft thì hơi chìm, một phần vì nó không được áp dụng rộng rãi mà chỉ giới hạn trên máy tính Windows thôi.

2, Sự bùng nổ của AI

Năm 2017-2018 không chỉ là năm bùng nổ của các trợ lý ảo dạng này, mà các ứng dụng, dịch vụ web tích hợp AI ngày càng xuất hiện nhiều. Chúng ta có web dùng AI để sửa lỗi chính tả, app đọc tin tức AI, app quản lý hình ảnh bằng AI, nhận diện gương mặt bằng AI… có gì cũng có thể gắn AI vào được. Tuy nhiên một số app, web nói là dùng AI nhưng thực ra bên dưới là hàng loạt filter và câu lệnh được lập trình cố định để giải quyết một số vấn đề nhất định.

Android hiện cũng là một hệ điều hành đầy AI: tiết kiệm pin Ai, phân loại ảnh AI (Google Photos). Apple cũng chú ý tới AI thông qua việc tối ưu chip A12 Bionic của họ cho các tác vụ tính toán AI, nó sẽ giúp các app chạy nhanh hơn, đưa ra kết quả chính xác hơn và dự báo được tốt hơn.

Bên cạnh đó, các hãng điện thoại giờ cũng dùng AI như là tâm điểm cho sự “thông minh” của điện thoại, nhất là về mảng chụp hình. Chúng ta đi đâu cũng nghe nói về Camera AI nhưng thật sự hiệu quả thì không phải hãng nào cũng làm được.

VNG tại Việt Nam gần đây cũng giới thiệu một trợ lý ảo hỗ trợ giọng nói.

VNG tại Việt Nam gần đây cũng giới thiệu một trợ lý ảo hỗ trợ giọng nói. Đây chỉ mới là sản phẩm còn rất đơn sơ nên chỉ đáp lại được những mệnh lệnh cơ bản, nhưng chỉ nhiêu đó cũng đã đáng quý vì nó mở đường cho nhiều nghiên cứu và hợp tác cùng phát triển sau này.

Năm vừa rồi cũng có Honor và Huawei bị bắt bài cho việc sử dụng AI để tối ưu hiệu năng luôn cho cả… ứng dụng benchmark. Về cơ bản, những gì họ làm là đúng và rất tốt, nó giúp game chạy mượt hơn trên các điện thoại của Honor và Huawei sử dụng chip Kirin 9×0. Vấn đề nằm ở chỗ họ đang làm marketing quá trớn.

3, Ứng dụng AI

Mức độ quan trọng của AI với các ứng dụng tiêu dùng là rất nhỏ so với những tiềm năng mà AI có thể làm được. AI áp dụng vào kinh doanh, vào sản xuất, vận hành, quản lý môi trường, quản lý đô thị… mới là những bài toán cực lớn mà không có AI thì rất khó giải quyết hoặc rất tốn kém.

AI áp dụng vào kinh doanh, vào sản xuất, vận hành, quản lý môi trường, quản lý đô thị… mới là những bài toán cực lớn mà không có AI thì rất khó giải quyết hoặc rất tốn kém.

Ví dụ, chúng ta có thể dùng các engine trí tuệ nhân tạo để đoán được trước rằng nước sẽ bị ô nhiễm vì lượng xả thải lớn hơn bình thường, từ đó đưa ra hành động và cảnh báo để ngăn chặn. Chúng ta có thể dùng AI để tự phát hiện các điểm ùn tắc giao thông nhờ camera mà không cần có người ngồi canh liên tục 24/7.

Trong môi trường doanh nghiệp, các công ty thương mại điện tử có thể dùng AI để phát hiện gian lận và khách hàng kém tin cậy, hay chỉ đơn giản là gợi ý tin cho bạn đọc cũng có thể dùng được AI. Những sáng kiến như vậy giúp trải nghiệm của khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí và thời gian. Đó mới là những giá trị lớn nhất mà AI có thể đem tới cho thế giới.

Trong môi trường doanh nghiệp, các công ty thương mại điện tử có thể dùng AI để phát hiện gian lận và khách hàng kém tin cậy, hay chỉ đơn giản là gợi ý tin cho bạn đọc cũng có thể dùng được AI.

Tuy nhiên, nguồn nhân sự về AI lại đang thiếu hụt trầm trọng, nhất là ở Việt Nam. Ngành học về AI thì chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở một số trường đại học và chưa phải là thứ mà các bạn sinh viên có thể tự tin lựa chọn. Có lẽ phải 2-3 năm nữa, tình hình nhân sự về AI và data mới bớt căng thẳng.

Theo Tinh tế