Nóng: Trung Quốc đang làm gì ở khu vực Nam Cực thuộc yêu cầu chủ quyền của Úc?

0

Vietucnews – Nhiều năm qua, các căn cứ của Trung Quốc ở Nam Cực nằm trong vùng yêu cầu chủ quyền lãnh thổ của Úc đã không được phía Úc giám sát một cách chặt chẽ. Và sự thật là, chúng ta không biết chắc chắn họ đang làm những gì ở đó.

Vào cuối năm 2016, cựu lãnh đạo của Bộ phận Nam Cực Úc Nicholas Gales đã thực hiện một nhiệm vụ ngoạn mục.

Mục tiêu của chuyến đi là hoàn thành cuộc khảo sát đầu tiên về căn cứ xa xôi của Mỹ tại Nam Cực.

“Chúng tôi đã dành 2 ngày để thực hiện cuộc khảo sát toàn diện tại trạm nghiên cứu McMurdo của Mỹ”.

Đây là cuộc khảo sát một trạm nghiên cứu nước ngoài duy nhất mà Úc đã thực hiện trong 8 năm qua.

Tiến sĩ Nicholas Gales và các đồng nghiệp trong cuộc khảo sát căn cứ Hoa Kỳ lịch sử năm 2016.

Trong khi đến được Nam Cực là một thành tựu, có lẽ điều quan trọng hơn cả là về 1 căn cứ mà Tiến sĩ Gales đã không đến thăm được.

“Chúng tôi dự định sẽ tiến hành khảo sát một trong những căn cứ của Trung Quốc, nhưng nó đã không hoạt động trong suốt mùa hè đó.”

Trạm nghiên cứu nằm ở vị trí hiểm trở nhất của Trung Quốc – tại 1 điểm cao trên lớp băng rộng lớn ở Nam Cực ngay tại trung tâm Lãnh thổ Nam Cực thuộc Úc và đã tồn tại tổng cộng qua ​​10 mùa hè.

Đây là một thập kỷ được đánh dấu bằng sự mở rộng đáng kinh ngạc các hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, trạm nghiên cứu này, cũng như một căn cứ khác của Trung Quốc nằm trong vùng yêu cầu chủ quyền của Úc, chưa bao giờ được khảo sát.

Nhiều người nói rằng đã đến lúc cần phải tiến hành một cuộc khảo sát căn cứ trên.

Nam Đại Dương (Nam Băng Dương) là đại dương duy nhất nằm giữa Úc và Nam Cực.

Xa hơn, trên lục địa phía nam, 42% diện tích lãnh thổ được Úc tuyên bố chủ quyền.

Úc có 3 trạm nghiên cứu trên Nam Cực nhưng nơi này đang trở nên ngày một đông đúc.

Úc có 3 trạm nghiên cứu trên Nam Cực

Có gần 80 cơ sở nghiên cứu của nhiều nước khác nhau tại Nam Cực, với nhiều cơ sở khác đang được xây dựng.

Trung Quốc hiện đang xây dựng trạm nghiên cứu thứ 5 mặc dù vẫn chưa đảm bảo vấn đề về môi trường cho dự án.

Căn cứ thứ 5 của Trung Quốc ngay bên ngoài yêu sách chủ quyền của Úc ở Biển Ross đang được xây dựng.

Những tiền đồn bí ẩn này nằm sâu bên trong vùng mà Úc yêu cầu chủ quyền.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc mở rộng hoạt động của các nước ở Nam Cực và nhu cầu bảo vệ các yêu sách chủ quyền đồng nghĩa rằng Úc phải làm nhiều việc hơn ở vùng đất phía nam này.

Nam Cực hiện đang được quản lý bởi luật pháp quốc tế, vốn cấm các hoạt động quân sự hoặc thăm dò khoáng sản và bác bỏ các yêu sách lãnh thổ.

Giáo sư Anne-Marie Brady từ Đại học Canterbury tin rằng luật pháp quốc tế đã không ngăn được các quốc gia chen chân vào khu vực và nhờ đó có thời gian chuẩn bị cho một sự thay đổi.

Chuyên gia luật quốc tế Don Rothwell của Đại học Quốc gia Úc cảnh báo việc “không hành động” đặt yêu sách chủ quyền của Úc vào tình trạng nguy hiểm.

Mặc dù họ lưu ý rằng các quốc gia khác như Nga và Hoa Kỳ đôi lần đã “làm phép thử” đối với hiệp ước quốc tế tại Nam Cực, cả Giáo sư Brady và Giáo sư Rothwell đều tỏ ra lo ngại về hoạt động của Trung Quốc tại đây.

Giáo sư Brady nói: “Trung Quốc đang hoạt động tích cực trên toàn bộ khu Đông Nam Cực, nơi chiếm một diện tích khá lớn khu vực mà phía Úc gọi là Lãnh thổ Nam Cực thuộc Úc“.

Giáo sư Rothwell rất quan ngại với cam kết của Trung Quốc đối với hiệp ước qua những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông.

“Luôn có mối quan ngại rằng với vị thế của Trung Quốc trong một số lĩnh vực liên quan đến luật pháp quốc tế, có thể Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra một số lập luận có tính chất thay đổi toàn diện cho tương lai – một điều chắc chắn sẽ không có lợi cho Úc”, ông nói.

Điều tra các căn cứ của Trung Quốc

“Trung Quốc đang mở rộng và hiện đại hóa quân đội, và Bắc Cực và Nam Cực đóng một vai trò quan trọng để làm điều đó”, Giáo sư Brady nói.

“Tôi đang nói cụ thể về việc triển khai hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu của Trung Quốc BeiDou, đối thủ của hệ thống GPS do Mỹ đứng đầu”.

Giáo sư Brady nói: “Điều này quan trọng là vì các hệ thống GPS của Trung Quốc, Nga và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh trở nên thực sự quan trọng, chúng được sử dụng để định vị và tính toán thời gian phóng tên lửa”.

Mỗi cuộc khảo sát một trong những căn cứ này tiêu tốn nửa triệu đô la, theo ước tính của Bộ phận Nam Cực.

Ngân sách hàng năm dành cho Nam Cực của Úc gấp gần 400 lần số tiền trên. Trong khi đó, một đường băng mới, một tàu phá băng và nhiều cơ sở hạ tầng đang được lên kế hoạch xây dựng.

Hình ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 1/2019 cho thấy sự mở rộng quy mô lớn của căn cứ Taishan.

Nhưng bất chấp các hoạt động quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc và các quốc gia khác, việc khảo sát đã không nhận được sự ưu tiên.

Chuyến thám hiểm năm 2016 của Tiến sĩ Gales tới căn cứ Nam Cực của Mỹ là lần duy nhất một đội thám hiểm Úc khảo sát căn cứ kể từ năm 2011.

Trong những thập kỷ gần đây, Úc đã ngưng việc thám hiểm vào sâu bên trong lục địa để tập trung vào hoạt động vận tải ven biển.

Trong khi bản báo cáo ủy ban quốc hội năm ngoái kêu gọi nối lại các cuộc giám sát ở Nam Cực vào mùa hè tới, Trung Quốc tiếp tục việc xây dựng ở Nam Cực.

Căn cứ thứ 5 của Trung Quốc nằm ngay bên ngoài yêu sách chủ quyền của Úc ở Biển Ross đang được xây dựng.

Một công trình lớn đã được xây dựng tại trạm Taishan nằm ở giữa đường bờ biển và trạm Kunlun. Do nằm sâu về phía nam, hiếm khi chụp được ảnh vệ tinh về trạm Kunlun.

Nhưng những hình ảnh vệ tinh đã cho thấy sự mở rộng diện tích đáng kể khu vực này trong giai đoạn 2010 – 2017.

Trạm nghiên cứu Kunlun năm 2010
Trạm nghiên cứu Kunlun năm 2017

Nghị sĩ đảng Tự do Julian Leeser, người dự một cuộc điều tra về Nam Cực của quốc hội gần đây, tỏ ý muốn các cuộc thanh tra tiếp tục vào mùa hè này.

“Người Úc muốn Nam Cực là nơi không có hoạt động quân sự hay khai khoáng và chúng tôi luôn duy trì vai trò của Nam Cực đối với môi trường “, ông nói.

“Cách tốt nhất để đảm bảo các bên tuân thủ hiệp ước là tiến hành khảo sát nhiều hơn những gì chúng tôi hiện đang làm.”

Trong các phiên điều trần tại quốc hội, Tiến sĩ Gales thừa nhận rằng Úc đang làm nhiều nhất có thể trong “khả năng hoạt động” của mình vào lúc này.

Ông cho rằng hợp tác với Trung Quốc là điều tốt cho khoa học Úc, nhưng cũng tiết lộ rằng ông muốn việc thực hiện các giám sát thực thi hiệp ước “thường xuyên hơn một chút”.

Nguồn: abc.net.au