Quá trình trở thành y tá tại Úc (phần 2)

4
Xin chào các bạn, lại là mình Jessie đây. Hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm của mình từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đến khi trở thành một cô y tá tại Úc. Phần này cực hữu ích cho những bạn chuẩn bị tốt nghiệp và kiếm việc nhé.
Mình tốt nghiệp khóa học Bachelor of Nursing trường Australian Catholic University (ACU), và đi làm với vị trí Graduate Registered Nurse. Vậy Graduate Registered Nurse là gì, những bước xin việc thế nào, và cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao? Mọi người cùng mình tìm hiểu nhé!

1. Định nghĩa Graduate Registered Nurse (RN)

Graduate RN là vị trí cho những y tá mới ra trường và làm việc lấy kinh nghiệm và được trả lương (nghe oai hẳn ra chứ không còn đi thực tập không lương như xưa nữa).
Lợi ích của Graduate RN:
  • Học xong tốt nghiệp ra trường đi làm luôn, ở đây có sự chuyển tiếp từ học sinh thành y tá chứ không bị ngắt quãng. Như vậy bạn sẽ không bị hao hụt kiến thức và kỹ năng.
  • Bạn sẽ được làm việc và trải nghiệm ở nhiều khoa khác nhau ở bệnh viện vì có rotation, giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về nursing.
  • Sau khi hoàn thành graduate year, có cơ hội ký tiếp hợp đồng với bệnh viện mình đang làm việc.
Sau khi hoàn thành graduate year, có cơ hội ký tiếp hợp đồng với bệnh viện mình đang làm việc.

2. Graduate Nursing Program

Để trở thành Graduate RN thì bạn cần xin Graduate Nursing Program – chương trình dành riêng cho Graduate Nurses.
  • Graduate Nursing Program thường kéo dài 1 năm. Kết thúc chương trình, một là bạn kí tiếp hợp đồng làm việc với bệnh viện, hai là bạn phải xin việc ở bệnh viện khác. Nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao lại không ký hợp đồng tiếp thì mình xin trả lời, có tiếp tục được ký hợp đồng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và biểu hiện của bạn trong năm vừa qua, hoặc khoa đó/bệnh viện đó có thiếu nhân lực không. Đa số public hospitals sẽ không giữ lại nhiều người vì họ có quá nhiều nhân lực, còn private hospitals thường sẽ ký hợp đồng với bạn nếu bạn tiếp tục muốn làm ở bệnh viện.
  • Để đăng ký chương trình này, các bạn cần phải nộp hồ sơ từ năm 3 đại học, tức là trước khi các bạn tốt nghiệp. Lấy ví dụ, nếu bạn xin Graduate Nursing Program năm 2021, bạn cần phải đang học năm 3 2020 và chuẩn bị tốt nghiệp.
  • Mỗi năm các bệnh viện thường có 2 intakes cho Graduate Nursing Program, bao gồm: February intake, July intake (mid-year intake).

Lưu ý: Tuy có 2 intakes nhưng thời gian nộp hồ sơ là giống nhau, chỉ là bạn có quyền chọn intake nào hay thôi.

3. Các bước xin việc Graduate Year

3.1. Tìm hiểu về bệnh viện

Hệ thống bệnh viện ở Úc chia làm 2 loại: Public hospitals (bệnh viện công) & Private hospital (bệnh viện tư). Các bạn cần phải nắm rõ và xác định bệnh viện mình nộp hoạt động ra sao.
Hệ thống bệnh viện ở Úc chia làm 2 loại: Public hospitals (bệnh viện công) & Private hospital (bệnh viện tư).
Mình ở Melbourne, Úc nên mình sẽ để link public and private hospitals ở bang Victoria cho các bạn tìm hiểu
Theo quan điểm của mình đãi ngộ của public and private hospitals là gần tương đương nhau, nên bạn không cần quá lo là bên nào tốt hơn nha.

3.2. Thi tiếng Anh

Như mình đã nói ở phần 1. Điều kiện tiếng Anh đầu vào và đầu ra của y tá là IELTS 7.0 all bands/ PTE 65 all bands/ OET B all bands. Và bằng tiếng Anh có giá trị 2 năm nên các bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian học, đừng để quá muộn không lại tá hỏa lên đó. Mình biết đến và bắt đầu học PTE ở trung tâm PTE Magic từ tháng 8, và mình thi tầm tháng 10 của năm 3 đại học. Vì vậy các bạn ít nhất cần 3-5 tuần để ôn tập và luyện thi nha. Xin nhấn mạnh tầm quan trọng của bằng tiếng Anh, vì nếu không có sớm thì cả quá trình xin việc và giấy hành nghề của bạn đều sẽ bị chậm trễ

3.3. Chuẩn bị cover letter và Resume

Bước này với mình nó chiếm 50% cơ hội các bạn có được nhận việc hay không. Vì sao? Vì nếu cover letter and resume sơ sài thì bạn đã đánh mất cơ hội phỏng vấn. Do đó, cover letter và resume đặc biệt quan trọng nha các bạn.
Chuẩn bị cover letter và Resume là bước chiếm 50% cơ hội các bạn có được nhận việc hay không.
Resume: độ dài tầm 2-3 trang, bao gồm những ý chính sau:
  • Thông tin cá nhân: họ tên, email, địa chỉ nhà, số điện thoại.
  • Kinh nghiệm công việc (liệt kê những công việc liên quan hoặc không liên quan tới ngành y tế).
  • Kinh nghiệm ở những khoa lúc thực tập y tá (may mắn nếu bạn toàn được thực tập ở những bệnh viện lớn hoặc chính là nơi bạn đang phỏng vấn).
  • Kỹ năng (nên chèn việc bạn thông thạo bao nhiêu ngôn ngữ).
  • Trình độ học vấn/ Các chứng chỉ bạn đang có (ví dụ bằng chăm sóc người già, chứng chỉ tiếng Anh).
  • Công tác xã hội/ Hoạt động tình nguyện.
  • Referees: ít nhất 2-3 người, đa số là những người giám sát bạn trong năm cuối đi thực tập.
Cover letter: độ dài tầm 1 trang, bao gồm những ý chính sau:
  • Expression of interest về ngành y tá.
  • Background của bạn (năm chuẩn bị tốt nghiệp, kinh nghiệm làm việc, tình trạng visa).
  • Hiểu biết về bệnh viện bạn muốn xin làm (nêu ra missions và values của bệnh viện). Phần này bạn lên website của bệnh viện đó và search ra nha.
  • Chỉ ra compassions của bạn nếu trở thành y tá và sẽ đóng góp cho bệnh viện đó như thế nào.

3.4. Tìm hiểu về cách xin việc ở public hospitals thông qua “Computer Match” và private hospitals.

Public hospitals

“Computer match” là một website chung cho public hospitals và phần nhỏ private hospitals tuyển các y tá mới ra trường. Public hospitals sẽ xài website này, mà cái này thì chỉ dành cho local students nên sinh viên nước ngoài như chúng mình tiếc hùi hụi vì không xin việc theo cách này được. Thường thì các bệnh viện sẽ cho bạn thông tin về việc tuyển dụng từ tầm tháng 4, đến tháng 6 sẽ bắt đầu mở Computer match.

Thường thì các bệnh viện sẽ cho bạn thông tin về việc tuyển dụng từ tầm tháng 4, đến tháng 6 sẽ bắt đầu mở Computer match.

Bạn sẽ được lựa chọn 4 bệnh viện mà bạn yêu thích và apply. Tầm giữa tháng 7 hệ thống sẽ đóng và bắt đầu quá trình phỏng vấn lúc này. Kết quả phỏng vấn sẽ được thông báo tầm tháng 9 tháng 10. Tuy nhiên sinh viên nước ngoài vẫn có thể xin việc ở public hospitals cho graduate year khi bạn apply post computer match results, có nghĩa là bạn xin sau khi có kết quả của computer match, vì thường không phải bạn nào phỏng vấn thành công cũng chọn làm bệnh viện đó. Cho nên dẫn đến việc dư vài vị trí trống, đó là lúc bạn nhảy vô. thay vì bạn chờ đợi điều kỳ diệu thì hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện hay email cho graduate nurse coordinator ngay lập tức

Private hospitals

Cách xin việc ở private hospitals thì đơn giản hơn xíu, việc bạn cần làm là:

  • Tìm hiểu về bệnh viện mình muốn nộp.
  • Đăng ký tài khoản với bệnh viện để nhận thông báo về việc làm.
  • Đăng ký tài khoản với Seek, Indeed hoặc LinkedIn. Type “Graduate Nursing Program 2021” và nhận thông báo việc làm thông qua email khi có việc mới xuất hiện. Cá nhân mình thấy cách này rất hiệu quả mà không sót bệnh viện nào cả.

3.5. Phỏng vấn xin việc

Để phỏng vấn xin việc thành công cần bước chuẩn bị phải thật chu đáo (mình bị trượt lần phỏng vấn đầu vì không chuẩn bị tốt). Vậy việc cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn là gì? Đó là tập dượt sẵn các câu hỏi hay gặp trong buổi phỏng vấn. Thường các câu hỏi sẽ xung quanh bệnh viện bạn phỏng vấn, tính cách của bạn và câu hỏi tình huống. Và nếu bạn có không may mắn ở lần phỏng vấn nào thì cũng đừng nản nhé, vì thất bại là mẹ thành công đó.

3.6. Xin AHPRA registration

  • Bạn nên apply AHPRA registration tầm 3 tuần trước khi bạn học xong/thực tập xong vì thời gian xét duyệt cỡ 3-5 tuần.
  • Các hồ sơ bao gồm: academic transcript, letter of completion, English test (đầu ra cho y tá là IELTS 7.0 all bands/ PTE 65 all bands/ OET B all bands)
Bằng hành nghề này cực kỳ quan trọng vì dù bạn có nhận được offer của bệnh viện cho graduate year, nhưng chưa có AHPRA registration thì bạn sẽ không đi làm được. Nên yếu tố quan trọng để đẩy nhanh quá trình vẫn là phải có tiếng Anh. Nên tránh thời gian Christmas với New Year vì họ sẽ xử lý hồ sơ chậm

3.7. Xin ANMAC skill assessment (để xin visa 485)

  • Để xin Skill Assessment (SA) thì các bạn phải có AHPRA registration trước. Thời gian xét duyệt SA cũng tầm 3-5 tuần.
  • Các hồ sơ cần nộp cũng tương tự khi nộp AHPRA registration.
Trên đây đều là những thông tin mình tích luỹ được trong quá trình trở thành y tá tại Úc. Các bạn nếu thấy nó hữu ích thì hãy like, share và comment. Những góp ý của các bạn sẽ là động lực cho mình chia sẻ thêm nhiều bài viết về y tá nữa.
Nguồn: Jessie Du/ Group ĐỊNH CƯ & CUỘC SỐNG ÚC
2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
4 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Kai
Kai
3 years ago

Không biết cho e xin địa chỉ mail hay là cách liên lạc với chị được không ạ. Tại e cũng có vào câu hỏi muốn hỏi ạ. Cảm ơn nhưng xthoong tin chị chia sẻ ạ

ching chong
ching chong
3 years ago

loại người đồng tính

trackback

[…] Quá trình trở thành y tá tại Úc (phần 2) […]

duyên
duyên
2 years ago

Hi chị
Em muốn hỏi 1 chút thông tin chưa rõ ạ

  1. Kết thúc năm 3 đại học mới bắt đầu xin graduate nursing program và sau đó là graduate year ạ? -> Vậy là sau 3 năm học Nursing, mình được ở thêm 1 năm mà ko cần xin visa
  2. Song song với năm 3 đại học là mình sẽ học PTE và 6 tuần trước tốt nghiệp sẽ xin Đăng kí hành nghề và Skill assessment luôn đúng không?

Em cám ơn chị!