Siêu thị Úc tiếp tục giới hạn mỗi người chỉ được mua 2 hộp sữa

0

Trước khi quy định giới hạn số lượng mua có hiệu lực, người dân nhộn nhịp tới siêu thị mua sữa cho trẻ em.

FORMULA FRENZY

Parents are outraged over this footage which shows baby formula buying limits are not working! Customers are seen stockpiling the product to sell at inflated prices overseas. #9Today

Posted by TODAY on Monday, October 22, 2018

Tại một siêu thị Woolworths ở phía đông Melbourne vào cuối tuần qua, một hàng dài khoảng 50 khách hàng kiên nhẫn đứng chờ thanh toán, trên tay họ là các hộp, thùng sữa cho trẻ sơ sinh.

Siêu thị ra quy định mới, mỗi giao dịch chỉ được mua 2 hộp sữa, thay vì 8 hộp.

Chia sẻ với 9News, một nhân viên siêu thị chia sẻ cảnh tượng này diễn ra thường xuyên từ 8 giờ sáng Chủ nhật. Theo 9News, Woolworths thông báo họ sẽ giới hạn lượng mua từ 8 hộp xuống chỉ còn 2 hộp với mỗi khách hàng. Quy định này có hiệu lực từ tuần tới. “Chúng tôi xác nhận rằng từ tuần tới, mỗi giao dịch mua sữa sẽ giảm xuống còn 2 hộp. Chúng tôi sẽ thắt chặt giám sát lượng sữa trên kệ và phản hồi của khách hàng khi áp dụng thay đổi này” – đại diện siêu thị nói. Người này cho biết khách hàng đã được thông báo về quy định mới qua biển báo.

Khách hàng nhộn nhịp mua sữa vào cuối tuần qua, trước khi quy định mới của siêu thị có hiệu lực.

Hồi tháng 8, sau khi nguồn cung được cải thiện, hãng siêu thị lớn tăng giới hạn mua cho mỗi giao dịch từ 2 lên 8 hộp sữa, nhưng nay họ buộc phải cắt giảm trở lại. Nhu cầu về sữa công thức cho trẻ sơ sinh tăng vọt kể từ khi làn sóng “daigou” (những người mua hàng hộ) ở Trung Quốc bùng nổ. Hàng nghìn hộp sữa trẻ sơ sinh được vận chuyển sang Trung Quốc. Các thương hiệu sữa được “săn lùng” nhiều nhất là A2, Bellamy’s Organic và Karicare Aptamil.
Đầu năm nay, các nhà máy phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu bùng nổ của thị trường. Hãng sản xuất Aptamil là Danone đã phải tăng gấp đôi sản lượng tại nhà máy ở New Zealand vốn chủ yếu cung ứng cho các siêu thị ở Úc. A2 dù tăng lượng cung hàng hóa gấp đôi dòng sữa cao cấp nhưng cũng không thể đáp ứng được lượng cầu lớn.
Theo 9news, sản phẩm sữa công thức đến từ Úc đã có mặt ở Trung Quốc nhưng các phụ huynh ở đất nước tỷ dân vẫn mua rất nhiều sữa nhập khẩu về.