Thủ tướng Úc đến Vietnam dự hội nghị APEC

0
Thủ tướng Úc đến Vietnam dự hội nghị APEC

Năm 2017, Vietnam lần thứ 2 đảm nhận vai trò chủ nhà tổ chức các hoạt động của Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sau 19 năm trở thành thành viên của diễn đàn này.

Đối với Vietnam, APEC là một trong những diễn đàn đa phương quan trọng và mang lại nhiều lợi ích. Diễn đàn hội tụ 13 trong số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện cùng nhiều đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Vietnam. 18 thành viên APEC là các đối tác quan trọng trong các FTA song phương và nhiều bên của Vietnam.

Theo phó thủ tướng Vietnam Phạm Bình Minh: Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại của Vietnam và là đóng góp quan trọng nhất của Vietnam đối với hợp tác APEC trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Cùng với việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 cũng như các nỗ lực hoàn tất các cam kết gia nhập WTO vào năm 2018, Vietnam kỳ vọng việc tổ chức thành công Năm APEC 2017 sẽ tăng cường tình hữu nghị, làm sâu sắc quan hệ đối tác với các nền kinh tế thành viên APEC. Các doanh nghiệp Vietnam có thêm điều kiện kết nối, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác hàng đầu thế giới.

Tự do thương mại         

“Việt Nam lần thứ hai tổ chức Năm APEC vào thời điểm tình hình thế giới và khu vực nổi lên nhiều diễn biến phức tạp. Đúng vào lúc APEC đang bước vào giai đoạn nước rút hoàn thành các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020, lại nổi lên không ít lực cản đối với tiến trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế”. Theo ông Phạm Bình Minh.

Theo ông Craig Chittick – Đại sứ Úc tại Vietnam: “Chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, không hẳn ở khắp nơi trên thế giới, nhưng nó là một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta”.

Đại sứ Chittick nhấn mạnh, Úc luôn coi tự do thương mại là công cụ tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều đó đã được chứng minh bằng chính kinh nghiệm của Australia và sự phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1996 đến nay sau khi tiếp cận thị trường tự do.

“Úc và Việt Nam, hai nước sẽ có nền kinh tế tập trung vào thương mại” – ông Chittick nói.

Đánh giá về Hội nghị APEC tháng tới, đại sứ Úc cho hay diễn đàn này từ lâu nay đã đưa các nước ở châu Á – Thái Bình Dương xích lại gần nhau với các nguyên tắc cơ bản. Trọng tâm là cam kết và tin tưởng của các nước đối với hệ thống thương mại đa phương, dựa trên các nguyên tắc quốc tế, điều mà cả Úc và Vietnam cùng chia sẻ và hưởng lợi. Do đó, mục tiêu chính của Australia trong diễn đàn là cùng 10 nước thành viên thông qua TPP, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.

“Các nước đang thảo luận hiệp định giống với phiên bản ban đầu, với trông đợi Mỹ sẽ quay trở lại. Quyết định của Mỹ tất nhiên cũng làm thay đổi động lực, nhưng Úc tin rằng với ít sửa đổi, TPP sẽ là cách tốt nhất để có một kết quả tốt ở Đà Nẵng” – ông Chittick nói.

Dù các nước đang đàm phán kín và chưa thể tiết lộ các nội dung cụ thể, Đại sứ Úc khẳng định TPP là một hiệp định của thế kỷ 21, đề cập tới tạo thuận lợi thương mại và các vấn đề mới mà các thoả thuận khác không nhắc đến. Vì thế Australia muốn giữ lại những phần ưu việt của TPP.

Nguồn Tuổi Trẻ