Úc cấm khẩn cấp dòng máy bay Boeing 737 MAX sau loạt tai nạn liên hoàn

0
176

Cơ quan Hàng không Dân dụng Úc (CASA) đã cấm tất cả các máy bay Boeing 737 MAX di chuyển trong không phận nước này, sau khi liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn chết người liên quan đến mẫu máy bay này trong 5 tháng qua.

Sự cố này đã giáng một đòn đau vào nhà sản xuất MAX, vốn là “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay, và hé lộ trục trặc hiếm có trong nội bộ cơ quan quản lý hàng không nước Mĩ. Theo khuyến cáo của Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng vào tối thứ Ba, các máy bay thuộc sở hữu của Fiji Airways đang trên đường đến Adelaide, Sydney, Brisbane và Melbourne cần được hạ cánh khẩn cấp.

Hãng hàng không SilkAir của Singapore cũng dùng 737 MAX 8 để đưa hành khách đến Darwin và Cairns. Sau khi xảy ra sự cố, họ đã chuyển sang sử dụng các dòng máy bay cũ theo yêu cầu của chính quyền nước này.

Giám đốc điều hành và quản lý an toàn hàng không của CASA, Shane Carmody cho biết: “Hiện chúng tôi đang tạm ngưng cất cánh dòng Boeing 737 MAX để xem xét các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành liên tục.”

Vụ tai nạn máy bay mới nhất vừa xảy ra hôm Chủ nhật. Một chiếc 737 MAX 8 của Etopian Airlines bất ngờ bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Addis Ababa đến Nairobi, khiến 157 người thiệt mạng.

Hồi tháng 10, sự cố tương tự đã diễn ra với máy bay của hãng Lion Air từ Indonesia. Vừa cất cánh không lâu từ sân bay Jakarta, phi cơ bỗng dưng rơi xuống biển Java khiến 189 người tử vong.

Fiji Airways vẫn tin tưởng Boeing 737 MAX trên các chuyến bay từ Nadi đến Adelaide, Sydney, Brisbane and Melbourne

Trước loạt tai nạn gần đây, Úc đã chính thức gia nhập danh sách các quốc gia buộc phải tạm ngưng dùng máy bay Boeing 737 MAX 8, vốn là hậu duệ của dòng “chiến mã” trứ danh từ hãng. Loại máy bay này chỉ mới được đưa vào sử dụng từ năm 2017.

Ngay sau thông báo của CASA, Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh cho biết họ đã hạ cánh tất cả các máy bay Boeing 737 MAX để phòng ngừa biến cố, đồng thời cũng ngăn chặn mọi máy bay khác bay qua không phận nước mình.

Trung Quốc, Ethiopia, Malaysia, Oman và Indonesia là những quốc gia hạ lệnh cho máy bay tạm thời ngưng hoạt động. Trong khi đó, một số hãng hàng không như AeroMexico, Royal Air Maroc, Cayman Airways, Eastar Jet của Hàn Quốc, Air Shuttle của Na Uy và Comair của Nam Phi đã thẳng thừng loại dòng MAX ra khỏi danh sách máy bay phục vụ khách.

Ngược lại, Cục Hàng không Liên bang Mĩ đã cho phép MAX tiếp tục vận hành. Theo cơ quan này, hiện giờ chưa đủ cơ sở để kết luận liệu hai vụ tai nạn có thực sự dính líu với nhau hay không.

Do chi phí thử nghiệm và cấp chứng nhận cho máy bay mới khá cao, nên các cơ quan hàng không như CASA có lý do để tin tưởng kết quả kiểm tra an toàn do các đối tác Mỹ hoặc châu Âu tiến hành.

Trong thông báo hôm thứ Ba, CASA đã giao trách nhiệm xem xét máy bay và điều tra nguyên nhân tai nạn cho FAA.

FAA đã yêu cầu Boeing thay đổi vài đặc điểm trong hệ thống điều khiển tự động được cài đặt trên MAX, bởi đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thương tâm Lion Crash. Hệ thống trên đòi hỏi các phi công phải trải qua nhiều khóa đào tạo, bao gồm cả vận hành một chuyến bay giả lập, trước khi được phép điều khiển nó.

Virgin Australia đã đặt hàng 40 chiếc MAX. Hãng này cho biết họ đang “theo dõi sát sao tình hình” và có thể cân nhắc việc hủy đơn tùy theo kết quả điều tra.

“Đơn hàng máy bay đầu tiên của hãng đến tận tháng 11 năm nay mới có thể sẵn sàng được giao. Chúng tôi tin mình có đủ thời gian để xem xét kết quả điều tra và đưa ra đối sách phù hợp,” phát ngôn viên của Virgin cho biết.

Nhân viên Hội Chữ thập đỏ thu thập hiện trường vụ tai nạn máy bay của Ethiopian Airlines tại Addis Ababa, nhằm xử lý thi thể và thu gom di vật.

CEO tương lai của Virgin, Paul Scurrah, sẽ kế thừa quyền kiểm soát hãng hàng không lớn thứ hai nước Úc này từ John Borghetti vào ngày 25 tháng 3. Ông được kỳ vọng sẽ đưa ra quyết sách thỏa đáng để giải quyết đơn hàng máy bay MAX, bởi hãng cũng đã chịu tổn thất nặng nề trong thập kỷ vừa rồi.

Trước đó, Fiji Airways đã tuyên bố rằng họ “hoàn toàn tin tưởng vào khả năng vận hành của hệ thống máy bay thuộc sở hữu của hãng”.

“Các phi công và phi hành đoàn trên dòng máy bay Boeing 737 của chúng tôi được đào tạo cách hạ cánh và giả lập tình huống kĩ càng. Quá trình này còn công phu hơn các khóa đào tạo bắt buộc dành cho MAX 8 của nhà sản xuất,” hãng cho biết.

Fiji Airways vẫn lên lịch cho các chuyến bay giữa Fiji và Úc với máy bay 737 MAX như bình thường. Dự kiến ​​các chuyến bay này sẽ cất cánh vào sáng thứ Ba.

Trên cơ sở vụ tai nạn của Lion Air, chuyên viên điều tra đã tập trung xem xét hệ thống cân bằng mới được cài đặt trên MAX. Hệ thống này sẽ buộc mũi máy bay hướng xuống nếu nhận thấy nó đang bay trong trạng thái dốc đầu. Nhiệm vụ của họ là xác định xem chức năng đó có bị nhiễu loạn bởi thông tin sai lệch được truyền vào hệ thống hay không.

Một số phi công không được thông báo về tính năng mới này, nhưng Boeing cho biết tất cả các phi công đều biết cách kích hoạt chức năng điều khiển tự động, cho dù họ không biết về Hệ thống tăng cường đặc tính cơ động mới (MCAS).

MAX là bản cải tiến mới nhất của 737 – dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing. Trong suốt 51 năm qua, 737 luôn là lựa chọn hàng đầu cho các hãng hàng không trên toàn thế giới.

Hiện số máy bay MAX đang hoạt động là 387, thuộc quyền sở hữu của 59 hãng hàng không, và hơn 5000 chiếc được đặt hàng.

Một trong những ưu điểm khiến MAX bán chạy chính là tính tiện dụng. Đối với các phi công đã được đào tạo để lái 737, họ chỉ mất 2 -3 tiếng trên máy tính là có thể hoàn toàn nắm vững kỹ thuật điều khiển dòng MAX mới, khiến các hãng hàng không tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí.

Chủ tịch Hiệp hội phi công của hãng hàng không Virgin, ông John Lyons, cho biết họ “tin tưởng tuyệt đối” vào quy trình đào tạo nghiêm ngặt của mình.

“Chúng tôi mong muốn được giới thiệu dòng máy bay này tại Virgin Australia. Không chỉ vì nó mang lại lợi thế thương mại vượt trội cho hãng, mà còn vì đây là ưu điểm hấp dẫn khách hàng,” ông cho biết.

Nguồn: smh