Sponsored
TIN MỚI NHẤT

Úc kiên quyết chạy đua với Trung Quốc trên “chiến trường” Papua New Guinea

Sponsored
Sponsored

VietucnewsÚc đang cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc ở nhiều mặt (quân sự, điện lực, viễn thông) trong cuộc chiến đầu tư tại Papua New Guinea.

1, Một cuộc chiến được thể hiện rõ nét

Cụ thể, nằm cạnh tấm biển hiệu “Chào mừng tới Papua New Guinea” bên ngoài sảnh đến của sân bay Quốc tế Jacksons (thủ đô Port Moresby) là tấm biển quảng cáo của ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.

Sự đầu tư rõ nét của Trung Quốc vào quốc gia Thái Bình Dương (từng thuộc quyền quản lý và là nước láng giềng lân cận nhất của Úc) là một hồi chuông báo động với Canberra trong bối cảnh sự tranh giành ảnh hưởng với Bắc Kinh đang dần nóng lên.

Nằm cạnh tấm biển hiệu “Chào mừng tới Papua New Guinea” bên ngoài sảnh đến của sân bay Quốc tế Jacksons (thủ đô Port Moresby) là tấm biển quảng cáo của ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.(Ảnh: Kinling Lo/SCMP)

Hồi tháng 6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết: “Những gì chúng ta có thể làm là đưa ra lựa chọn thay thế cho những quốc gia nhận được lời mời từ “Vành Đai, Con Đường. Chúng ta cần phải cho các nước biết rằng sáng kiến của Trung Quốc không phải là nguồn tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng duy nhất.” Ông gọi kế hoạch trị giá 900 tỉ USD của Bắc Kinh là phương pháp giúp Trung Quốc đạt được những ảnh hưởng nhất định.

Các quan ngại của Úc sẽ còn kéo dài hơn khi ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc lần đầu tiên thăm cấp nhà nước Papua New Guinea và gặp người đồng cấp Peter O’Neill vào ngày 15 – 16/11. Cuộc gặp này được dự định là nơi để  ông Tập Cận Bình hoàn thiện và mở rộng những thỏa thuận đầu tư của Trung Quốc tại Papua New Guinea.

Tại sự kiện APEC, cả Úc và Trung Quốc đều đã tăng cường hỗ trợ nước chủ nhà trong vấn đề chuẩn bị cho kì thượng đỉnh năm sau khi thủ đô Port Moresby được lựa chọn làm nơi tổ chức APEC từ năm 2014.

Nơi các nhà lãnh đạo họp mặt cho kì APEC 2018. (Ảnh: EPA-EFE)

Úc đã nỗ lực để cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đây khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vắng mặt. Úc đã gửi các khí tài quân sự tới Port Moresby (trong đó có máy bay trực thăng hải quân, hai tàu tuần tra biển và khoảng 1.500 binh sĩ thuộc quân đội Úc) để phục vụ APEC.

Đầu tháng này, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã gặp ông O’Neill tại Sydney nhằm hoàn thiện thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân chung tại đảo Manus của Papua New Guinea. Điều này cho thấy tầm nhìn an ninh chiến lược lâu dài của Canberra tại đây.

Về phía Trung Quốc, năm ngoái nước này đã cung cấp 62 xe quân sự (trị giá 5 triệu USD). Các quan chức Papua New Guinea cho biết các phương tiện này sẽ được sử dụng nhằm đảm bảo an ninh tại APEC.

Sự đầu tư dài hạn vào Papua New Guinea của Úc và Trung Quốc có chiều hướng gia tăng khi hai quốc gia này đều đang vun đắp mối quan hệ với Papua New Guinea thông qua các hội nghị trong khu vực.

2, Chạy đua bằng đầu tư

Năm 2017, khoản đầu tư của Trung Quốc vào Papua New Guinea lên tới 2,46 tỉ USD (chủ yếu là các dự án cơ sở hạ tầng). Con số này đã tăng rất nhiều so với năm 2016. Giáo sư khoa học chính trị – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương tại đại học Lĩnh Nam – ông Zhang Baohui nhận xét rằng mặc dù Papua New Guinea không phải là một mấu chốt quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, thì nước này vẫn có thể đóng vai trò là thước đo cho sáng kiến “Vành Đai, Con Đường”.

Ông Zhang Baohui cũng cho biết: “Trung Quốc muốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây để mở rộng chiến lược “Vành Đai, Con Đường”. Một số quan chức Úc lo ngại rằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Papua New Guinea đang trở nên quá lớn…Chúng ta sẽ sớm thấy chiến lược dài hạn của Úc nhằm cạnh tranh với Trung Quốc tại Papua New Guinea.”

Một góc Port Moresby – thủ đô của Papua New Guinea. (Ảnh: ABC News)

Về phía Úc, bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết, để cạnh tranh với Bắc Kinh, trên cương vị là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Papua New Guinea thì Úc đã cam kết sẽ tăng số vốn hỗ trợ lên tới 412 triệu USD cho các khoản viện trợ không hoàn lại (ODA) trong giai đoạn 2018 – 2019.

Trước đó, Canberra đã cung cấp nguồn ODA trị giá 393 triệu USD cho Papua New Guinea giai đoạn 2017 – 2018. Ngoài ra, nguồn hỗ trợ của Canberra còn bao gồm việc tu sửa và tái xây dựng gần 2000km đường bộ trải dài 10 tỉnh của Papua New Guinea và vùng tự trị Bougainville.

Phía Úc cho rằng Papua New Guinea có thể sẽ không thể thanh toán hết các khoản nợ với Trung Quốc, dẫn đến việc ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ ngày càng mạnh hơn.

“Chính phủ Úc không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ triển khai các cơ sở quân sự tại Papua New Guinea. Về vấn đề chính trị, có thể thấy rõ ràng rằng một số công ty Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới chính quyền Port Moreby, đặc biệt những tập đoàn như Huawei trong lĩnh vực viễn thông và nhiều nhà thầu Trung Quốc khác trong lĩnh vực xây dựng”, Graeme Smith – chuyên gia về chính trị khu vực Thái Bình Dương ở đại học Quốc gia Úc cho biết.

3, Điện năng và viễn thông – hai trận địa khốc liệt

“Trận địa ác liệt nhất” giữa Trung Quốc và Úc tại Papua New Guinea là điện năng. Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới thì trong năm 2016 có tới hàng triệu cư dân Papua New Guinea không có điện sử dụng (22,9%). Đứng trước vấn đề này, Trung Quốc và Úc đều đã nắm bắt và có chiến lược giải quyết. Theo đó, Trung Quốc đã đầu tư hai nhà máy thủy điện tại Papua New Guinea. Về phía Úc đã sớm có các khoản đầu tư để giải quyết bài toán điện năng tại Papua New Guinea. Những người dân cho biết, họ chào đón nguồn đầu tư từ cả hai phía.

Ngoài điện năng, viễn thông ở Papua New Guinea cũng là “trận địa” để Úc và Trung Quốc tăng cường cạnh tranh.

Ông Tập Cận Bình bắt tay ông Peter O’Neill. (Ảnh: Xinhua)

Cụ thể, tháng 8 vừa qua, Canberra đã từ chối Huawei và ZTE của Trung Quốc trong việc cung cấp công nghệ 5G tại Úc vì lo ngại an ninh. Vào tháng 9, Canberra cho biết sẽ lắp đặt đường dây cáp 4000km nối liền Papua New Guinea – quần đảo Solomon – Úc (một kế hoạch thay thế cho thỏa thuận với Huawei trong năm 2016). MỹNhật Bản cũng cho biết sẽ tham gia xây dựng mạng lưới này cùng Úc.

Về phía Trung Quốc, nước này đã cam kết sẽ xây hệ thống mạng dài 5457km để đáp ứng nhu cầu viễn thông tại Papua New Guinea. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định những khoản đầu tư và hỗ trợ của Trung Quốc không liên quan tới mục đích chính trị.

Cuộc đua giữa Úc và Trung Quốc tại Papua New Guinea rất có thể sẽ lan sang các lĩnh vực khác.

Theo soha

 

 

Sponsored
Xuyen Kim

Share
Published by
Xuyen Kim

Recent Posts

Nắm bắt cơ hội tham dự sự kiện ra mắt Siêu dự án Bất động sản Úc tại Quận 1, TP.HCM

Sự kiện với tên gọi "Biểu tượng của sự thịnh vượng'' được tổ chức bởi…

1 year ago

Món quà 8/3 khiến những người mẹ lớn tuổi phải rơi nước mắt

Truyền thuyết kể rằng hạnh phúc thực sự đến khi ta có thể rơi nước…

1 year ago

Úc sở hữu bãi biển lọt top 10 bãi biển tuyệt nhất thế giới 2023

Một bãi biển mang tính biểu tượng ở Tây Úc đã được TripAdvisor bình chọn…

1 year ago

NSW, Úc đối mặt đợt nắng nóng cực độ vào tuần tới

Tiểu bang NSW của Úc được dự báo sẽ trải qua một đợt nắng nóng…

1 year ago

Luật giao thông mới ở NSW có thể khiến bạn bị phạt đến $2200 nếu vi phạm

Úc là đất nước của một số quy tắc đường bộ có phần “kỳ lạ…

1 year ago
Sponsored