Úc là nước đầu tiên trên thế giới có hệ thống kiểm soát tác dụng phụ của vacine

0
Úc kích hoạt các chương trình giám sát chặt chẽ mỗi ca tiêm phòng vắc-xin.

Mỗi ca tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (NIP) sẽ được giám sát về các phản ứng có hại.

Vào năm 2010, khi vắc xin phòng cúm Fluvax được phát hiện có những phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ em dưới 5 tuổi, một chương trình bảo đảm an toàn là SmartVax ra đời. 3 ngày sau khi tiêm phòng, SmartVax sẽ gửi tin nhắn tự động đến người được tiêm chủng để hỏi họ về các phản ứng phụ. Nếu câu trả lời là “Có”, SmartVax sẽ gửi tới một khảo sát chi tiết về những phản ứng phụ này.

Úc kích hoạt các chương trình giám sát chặt chẽ mỗi ca tiêm phòng vắc-xin.

“Chúng ta cần một hướng đi tốt hơn trong việc phát hiện những dấu hiệu vắc-xin an toàn (mối liên hệ giữa vắc-xin và các tác dụng phụ của nó) để xử lý kịp thời” – Alan Leeb, người đồng phát triển chương trình kiêm giám đốc trung tâm đa khoa Perth GP. Vị này nhấn mạnh: “Đặc biệt với những vắc-xin mới và vắc-xin cúm, hai loại này thường được thay đổi công thức hàng năm”.

Từ 2010, SmartVax đã giám sát được hơn 1 triệu trường hợp tiêm phòng, trong đó bao gồm vắc-xin có khả năng phản ứng phụ cao là viêm màng não cho nhóm B Bexsero. SmartVax có mặt ở hơn 270 trung tâm y tế thực hành, y tế địa phương và các phòng khám bệnh viện.
Từ năm 2019, chương trình này sẽ giám sát tất cả trường hợp tiêm phòng nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Bác sĩ Leeb đã công bố thông tin này tại cuộc họp thường niên ở Đại học đa khoa hoàng gia Úc (Royal Australian College of General Practitioners – RACGP) vừa qua ở Gold Coast.

“Chúng tôi đang thu thập một dữ liệu thông tin lớn. Chúng tôi biết được nguồn vắc-xin qua mã bưu điện, số lượng hàng, nơi chuyển đến. Nhưng thứ còn chưa biết ấy là liệu sự cố sẽ xảy ra ở đâu. Tuy nhiên theo tôi, giờ đây chúng ta có nhiều thuận lợi hơn để có thể xử lý sớm khi phát hiện ra sự cố. Đây là chuyện cải thiện niềm tin vào chương trình tiêm chủng và trấn an người dân về tính chất an toàn trong chương trình quốc gia” – bác sĩ Leeb nói thêm.
Theo ghi nhận của SmartVax, tỷ lệ các sự cố phản ứng phụ xảy ra là từ 6 đến 7%. Phần lớn ca phản ứng phụ đều không nghiêm trọng (sưng vù tay và sốt), các ca rải rác còn lại gồm mệt mỏi, nhức đầu và phát ban ngoài da. Những phản ứng nghiêm trọng (co giật, sốc phản vệ hoặc hội chứng Guillain-Barre) liên quan đến vắc-xin và bệnh nhân cần được hỗ trợ y tế chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể – 0,6% trong tổng số ca tiêm phòng. Ông Leeb cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến thuốc chủng. Nếu đột nhiên lượng bệnh nhân tăng vọt, mọi người bắt đầu quay lại bệnh viện khám thì chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi”.

Sau vụ việc phát hiện phản ứng phụ nghiêm trọng ở vắc-xin cúm, Bộ y tế thắt chặt kiểm soát về vấn đề tiêm chủng quốc gia.

Năm 2018, chương trình SmartVax giám sát khoảng 25000 ca tiêm phòng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cơ sở dữ liệu của SmartVax chứa hơn 87.000 chủng ngừa viêm màng não cầu khuẩn, kể cả vắc xin viêm màng não mô cầu A C W Y và viêm màng não cầu khuẩn B (Bexsero). “Bexsero cần được quan tâm vì có nguy cơ phản ứng phụ nhiều nhất” – bác sĩ Leeb nói.
Có 1 trong số 4 trẻ em có phản ứng phụ với vắc-xin đa liều. Tuy nhiên những ca này không nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia gần đây.
“Các phản ứng hầu hết là sốt hoặc dị ứng gây khó chịu, chúng xảy ra mặc dù các bé đã được cung cấp paracetamol dự phòng”.

SmartVax không ghi nhận bất cứ ca phản ứng nghiêm trọng nào, cũng như tỷ lệ thăm khám vẫn giữ ở mức thấp. Điều đáng lo ngại hơn cả là phản ứng phụ ở vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn.
“Viêm màng não cầu khuẩn là bệnh rất hiếm nhưng khi mắc phải thì gần như vô vọng”- ông Leeb kết luận.
Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cũng khuyến khích nhà sản xuất vắc-xin B GSK đăng ký với Ủy ban tư vấn về lợi ích dược phẩm vào năm tới (2019) để cung cấp thêm vắc-xin. Người đại diện của GSK cho biết, hội đồng tư vấn kỹ thuật TGA đã đánh giá hồ sơ về phản ứng phụ của Bexsero và kết luận không có vấn đề bất thường xảy ra, đồng thời số lượng báo cáo về các ca phản ứng phụ cũng nằm trong mức độ kiểm soát. Đây là kết luận khá quan trọng.
SmartVax còn hợp tác với một chương trình giám sát vắc-xin quốc gia là AusVaxSafety do Trung tâm Nghiên cứu và giám sát tiêm chủng quốc gia (NCIRS) điều hành và được Sở Y tế Úc tài trợ.

Các đợt tiêm chủng hiện đang được giám sát bởi SmartVax bao gồm vắc-xin cho trẻ em (51%), vắc-xin cúm (27%), vắc-xin cho vị thành niên Gardasil (6%), vắc-xin dành cho người lớn (1%), vắc-xin cho người già (2%) và vắc-xin cho du khách (13%). SmartVax chỉ theo dõi các phản ứng ban đầu (trong vòng 3 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin). Còn chương trình ở các bệnh viện của AusVax Safety (AEFI-CAN) sẽ tiếp nhận các phản ứng nghiêm trọng hơn (sau 3 ngày).

Hạ Vũ

5/5 - (1 vote)
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments