Úc: Trẻ tài năng gặp khó khăn ở môi trường phổ thông

0

Vietucnews – Khi lên 5 tuổi, Eva Veerman có thể đọc tiểu thuyết dài tập, sáng tác truyện đúng ngữ pháp, dấu câu và làm được bài tập số học lớp 2. Tuy nhiên, theo mẹ của Eva thì tài năng của em không thể phát triển tại trường học. 

“Sau khi học lớp 1, Eva trở nên trầm tính, ngừng giao tiếp với mọi người xung quanh trừ gia đình. Vợ chồng tôi và giáo viên nhà trường không biết tại sao và phải làm thế nào với cháu”, Anna Alexander-Reidmẹ Eva nhớ lại.

Cô bé bắt đầu không thích trường học và có dấu hiệu bệnh trầm cảm. Kể từ khi em chuyển trường, chuyện này đã thay đổi. Thay vì học lớp 4 như bạn bè cùng trang lứa, Eva học lớp 8.

“Eva không còn lo âu, sợ hãi, mỗi ngày cháu đều háo hức được đi học và cố gắng kết bạn mới. Giờ đây gia đình tôi đã có thể yên tâm phần nào”, bà mẹ nói thêm.

(Ảnh minh họa: Parenting)

Ở thành phố Darwin, Lenny cũng đang nuôi dạy hai con tài năng, Peter (11 tuổi) và Eva (9 tuổi). “Các cháu cảm thấy buồn chán, không xác định được mục tiêu, không quan tâm đến lớp học, đặc biệt là Peter, cháu tìm mọi lý do để được ở nhà”, bà mẹ chia sẻ.

Peter và Eva được phép học vượt ba lớp sau khi gia đình cùng nhà trường ngồi lại tìm cách giải quyết. Hai em dần yêu thích đến trường, chăm chỉ làm bài tập hơn kể từ đó. Tuy nhiên, Peter và Eva phải di chuyển đến các bang khác tại Úc hoặc ra nước ngoài để tham gia các chương trình dành cho trẻ tài năng.

“Hiện tại, Peter tham gia trại toán học tại Trung tâm Thanh niên Tài năng Johns Hopkins ở Mỹ, còn Eva tham gia trại toán học tại Boston, Anh. Điều này tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của gia đình”, bà mẹ chia sẻ.

Trẻ tài năng vì học vượt nên có thể thiếu mất những kỹ năng xã hội, từ đó càng khó khăn hơn trong việc làm quen và hòa đồng với những người hơn tuổi. (Ảnh minh họa: aifs.gov.au)

Trường hợp của gia đình Anna và Lenny là phổ biến ở trẻ tài năng khi được xếp vào những lớp học phổ thông không phù hợp với trình độ phát triển tư duy. “Trẻ tài năng phải vật lộn trong hệ thống giáo dục, nơi các em thấy mệt mỏi vì giá trị bản thân được liên kết quá chặt chẽ với thành tích học tập”, Andrew Martin – giáo sư tâm lý giáo dục tại Đại học New South Wales nhận xét.

Trẻ tài năng gặp khó khăn ở môi trường phổ thông vì các em chỉ tập trung vào một hoặc một vài lĩnh vực nhất định.

Tuy nhiên, giáo sư Andrew cũng đánh giá việc học vượt có thể khiến trẻ tài năng hạn chế phát triển kỹ năng và kỷ luật mà các em cần có.

Ngoài ra, sự khác biệt về tuổi khiến con người có những mối bận tâm, sở thích khác nhau, từ đó khó tìm được tiếng nói chung. Trẻ tài năng vì học vượt nên có thể thiếu mất những kỹ năng xã hội, từ đó càng khó khăn hơn trong việc làm quen và hòa đồng với những người hơn tuổi.

Nguồn: vnexpress/SBS

Tải app Úc Ơi / VietUcNews / Cộng Đồng Người Việt tại đây nha các bạn: http://onelink.to/suwtvz

Rate this post