Úc: Từ chối ký kết Hiệp định Di Dân Toàn cầu của Liên Hợp Quốc

0

Vietucnews – Theo Thủ tướng Scott Morrison thì hiệp định của Liên Hợp Quốc có thể gây khó khăn cho quyền lợi của nước Úc và đây cũng là một văn kiện có nhiều lỗ hổng. Tuy nhiên, ông bị vướng vào cáo buộc là đã làm ngơ vấn đề di dân – vấn đề nan giải của toàn cầu.

Hiệp định Di Dân Toàn cầu của Liên Hợp Quốc nhằm mục đích đề ra những nguyên tắc về việc di dân thường trực, có trật tự và an toàn trên thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia như Hoa Kỳ, Israel, Áo và Hungary đã từ chối gia nhập. Đến nay, Úc cũng từ chối ký kết Hiệp định này.

Theo Thủ tướng Scott Morrison thì hiệp định của Liên Hợp Quốc có thể gây khó khăn cho quyền lợi của nước Úc. (Ảnh: dailymagazine.news)

“Hiệp định sẽ không bao giờ dẫn đến những thỏa hiệp về biên giới với chúng ta…Tôi đã cố gắng hết mình, để bảo đảm rằng chúng ta sẽ không lâm vào tình trạng như vậy. Hiệp định toàn cầu về di dân không phải là việc kết ước tốt đẹp, chúng ta sẽ không ký vào bởi vì tôi tin rằng nó không có lợi cho chúng ta”, Thủ tướng Scott Morrison nói.

“Tôi muốn chắc chắn rằng nếu có người đến Úc bằng thuyền, họ nên hiểu rằng đó không phải là con đường được chấp nhận tại Úc…Quý vị cần có một mức độ di dân thông thường, chúng tôi nhận nhiều người hơn từ các chương trình tỵ nạn và nhân đạo hồi năm rồi, hơn là chúng tôi đã làm trong 30 năm qua…Thế nhưng chúng tôi thực hiện chuyện này theo cách đúng đắn. Chúng ta có thể đưa trẻ em ra khỏi chỗ giam giữ và sẽ không bao giờ đầu hàng trước những thắng lợi, mà chúng ta giành được một cách khó khăn”, Peter Dutton – Tổng trưởng Nội vụ tuyên bố với đài Sky News.

Ông Peter Dutton lại cho rằng, Lao động không có sự tín nhiệm về các vấn đề di cư và đã xé toạc các cố gắng xây dựng một chính sách nhất quán. (Ảnh: Alo Úc)

Theo đó, quyết định của Chính phủ đã gây bất mãn đối với các nhóm thiện nguyện.

“Tôi nghĩ việc đó đặt chúng ta vào một địa hạt bị lo lắng trong các quốc gia này, hiện lui về một đường lối có tính cách quốc gia hay tình cảm…Nước Úc tính về diện tích và thứ bậc trên thế giới, cần phải là một quốc gia cởi mở hơn, có đường lối một cách quốc tế…Chúng ta cần làm việc với Liên hiệp quốc và các quốc gia khác, để giải quyết các thách thức này. Chúng ta không thể tự mình giải quyết vấn đề di dân toàn cầu hay tỵ nạn toàn cầu, việc đó không khả thi về mặt thực hành…

Vì vậy tôi nghĩ, nó sẽ gây quan ngại cho các công ty, thực vậy, chúng ta ở trong đó và nên giữ một vai trò rất khác biệt, khi giúp đỡ việc hướng dẫn cuộc thảo luận về vấn đề này, hơn là rút lui khỏi các cuộc thảo luận hợp lý về chuyện này”, ông Mark Tinkler – Giám đốc chính sách của tổ chức ‘Cứu Giúp Trẻ em’ (‘Save the Children’) nói.

Tuy nhiên, nếu Lao động thắng cử trong cuộc bầu cử sắp tới thì lập trường của nước Úc về Hiệp định nói trên có thể thay đổi.

23 nguyên tắc trong Hiệp Định đưa ra để đảm bảo các hoạt động di cư hợp pháp và quản lý tốt hơn lượng người di cư trong toàn cầu. (Ảnh: GenK)

Theo ông Richard Males (Dân biểu hàng ghế trước của Lao động), số phận của những người tỵ nạn là mối quan tâm toàn cầu và Hiệp định không xâm hại chủ quyền của quốc gia nào cả:

“Theo tôi hiểu biết về hiệp ước, chúng ta nói về một số hướng dẫn, hơn là những chuyện có thể ràng buộc một quốc gia.Thế nhưng nguyên tắc của chúng ta phải là, việc chúng ta cùng làm việc với các cộng đồng thế giới và đó là một khác biệt lớn lao, giữa những gì chúng ta chủ trương và những gì mà chính phủ theo đuổi…

Từ ngày đầu tiên, họ đã quay lưng trước số phận của những người mất hết nhà cửa và họ tìm cách biến nước Úc cách biệt với vấn đề này…

Chúng tôi có một quan điểm rất khác biệt và đó là những gì mà chúng tôi gia tăng và tham gia trong nỗ lực toàn cầu, nhằm giúp đỡ những người không nơi nương tựa trên thế giới”.

Nếu Lao động thắng cử trong cuộc bầu cử sắp tới thì lập trường của nước Úc về Hiệp định nói trên có thể thay đổi. (Ảnh: Pond5)

Còn ông Peter Dutton lại cho rằng, Lao động không có sự tín nhiệm về các vấn đề di cư và đã xé toạc các cố gắng xây dựng một chính sách nhất quán: “Chính phủ này đã có những quyết định cứng rắn, cả vào lúc ông Scott Morrison là Tổng trưởng Di trú và cũng tương tự như vậy, trong thời gian hiện nay tôi phụ trách bộ này…Chúng ta sẽ không thấy việc đó không thực hiện, mà cũng không cho phép Liên Hợp Quốc hay bất cứ tòa án nào, có quyền kiểm soát những gì được xem là một tiến trình hết sức quan trọng, để đạt sự kiểm soát về chuyện di dân đó”

Được biết, 23 nguyên tắc trong Hiệp Định đưa ra để đảm bảo các hoạt động di cư hợp pháp và quản lý tốt hơn lượng người di cư trong toàn cầu.

Theo đó, Chính phủ Liên bang luôn cho rằng, nước Úc đã đạt được các mục tiêu nói trên. Một cuộc họp chính thức chấp nhận Hiệp định nói trên, sẽ được tổ chức tại Morocco vào tháng tới.

Theo SBS Vietnamese