Úc yêu cầu đánh thuế 20% cho nước ngọt vì tác hại ngang thuốc lá

0

Mức thuế 20% đối với đồ uống có đường được các tổ chức y tế hàng đầu của Australia đề xuất, coi đây là một phần của chiến lược mới để ngăn chặn tình trạng béo phì.

Một liên minh gồm 34 tổ chức quan trọng ở Úc đang kêu gọi chính phủ liên bang việc ngăn chặn căn bệnh béo phì là một ưu tiên mang tính quốc gia.

Chiến lược bao gồm lệnh cấm quảng cáo thực phẩm không lành mạnh trên truyền hình trong khoảng thời gian đầu của các chương trình, từ 5.30pm đến 9.30pm, vì theo họ lúc này có rất nhiều trẻ em đang theo dõi.

Tỷ lệ béo phì ở Úc tiếp tục tăng, với khoảng 63% người lớn và 27% trẻ em béo phì hoặc thừa cân.

Khoản phí này có thể áp dụng cho tất cả những loại nước ngọt không chứa cồn, như nước giải khát, nước uống tăng lực, nước uống cho thể thao và các loại rượu bổ, ngoại trừ các loại nước hoa quả nguyên chất 100% và sữa.

Các tổ chức y tế hàng đầu cũng đã đề nghị mức thuế 20% đối với những loại đồ uống có đường.

Việc áp dụng thuế đối với đồ uống có đường là sự học hỏi từ Anh, Ireland, Bỉ, Pháp, Fiji, Mexico, Nam Phi và các vùng ở Hoa Kỳ, nơi thuế đường đã hoặc sẽ được áp dụng.

Tại Mexico, một báo cáo đã chỉ ra rằng 10% thuế đối với những đồ uống có đường  đã giúp làm giảm 7,6% lượng mua đồ uống trong vòng hai năm. Điều này gây ra tranh cãi trong ngành công nghiệp nước giải khát.

Kế hoạch hành động này cũng kêu gọi Australia’s Health Star Rating System – cơ quan đánh giá các loại thực phẩm đóng gói từ 0-5 sao – triển khai vào tháng 7 năm 2019. Hy vọng rằng sự thay đổi này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất thực phẩm nâng cao giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm của họ.

Các chính sách đề xuất khác bao gồm xây dựng chiến lược du lịch quốc gia tích cực, tài trợ cho các chiến dịch giáo dục mới về chế độ ăn kiêng và tập thể dục, và thiết lập một tổ chức quốc gia về bệnh béo phì.

Nước ngọt nguyên nhân gây nên bệnh béo phì

Anna Peeters, Professor, Epidemiology and Equity in Public Health tại Deakin University cho biết thực phẩm và thức uống chỉ nên được sử dụng hạn chế lại trở thành thứ đồ được dùng trong chế độ ăn thông thường. Theo bà, vào năm 1980 chỉ có khoảng 1/10 người Úc bị béo phì. “Bây giờ con số này đã gần đến một phần ba”.

Bộ trưởng Y tế Greg Hunt dường như không ủng hộ một khoản thuế mới.

Một phát ngôn viên của Bộ trưởng cho hay: “Như đã nói trước đây nhiều lần, Bộ trưởng nói rằng chính phủ sẽ không hỗ trợ một khoản thuế mới về đường để giải quyết vấn đề này.”

 

Credit: smh.com.au

Like vietucnews để cập nhập thêm nhiều thông tin mới nhé!