Vi Tran có thể chịu mức án… 300 năm tù

1
1131

Mặc dù Cảnh sát bang New South Wales, Úc, không nêu danh tính người phụ nữ 24 tuổi bị bắt với cáo buộc lừa đảo hàng trăm du học sinh nhưng tên My Truc Le (Lê Mỹ Trúc) đã xuất hiện trong lịch xét xử ngày 3.2.

TIN LIÊN QUAN:

Hồ sơ xét xử của Lê Mỹ Trúc mang số 2016/00012361 và phiên tòa sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ 30 ngày 3.2 (khoảng 5 giờ 30 cùng ngày, giờ Việt Nam), tại Downing Centre, một tòa án cấp địa phương ở Sydney, bang New South Wales (NSW).

Như Thanh Niên đã đưa tin, sáng nay, 14.1, Cảnh sát bang NSW phát ra thông cáo, cho hay nghi phạm trong vụ lừa đảo hàng trăm du học sinh ở Úc bằng hình thức bán vé máy bay giá rẻ qua trang Facebook Vi Tran đã bị bắt nhưng được cho tại ngoại chờ ngày ra tòa.

Lịch xét xử Lê Mỹ Trúc ở tòa Downing Centre
Lịch xét xử Lê Mỹ Trúc ở tòa Downing Centre

Dù cảnh sát không nêu tên nghi phạm bị bắt, chỉ cho biết là một phụ nữ 24 tuổi với cáo buộc nêu trên, nhưng các thông tin Thanh Niên thu thập được thể hiện nghi phạm tên Lê Mỹ Trúc, sinh năm 1991, quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Lê Mỹ Trúc sang Úc từ năm 1997 và tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế – Kế toán, cô vừa sinh con khoảng 3 tháng.

Tại phiên tòa vào ngày 3.2 tới đây, Lê Mỹ Trúc sẽ đối diện với hàng loạt cáo buộc về gian lận tài chính. Khi tội danh được thành lập, tòa sẽ công bố số tiền mà Mỹ Trúc cần phải trả lại cho các bị hại và bản án dựa trên các chứng cứ được công nhận.

Ở Úc, mức án tối đa dành cho tội lừa đảo là 10 năm tù; bên cạnh đó, ở bang New South Wales, luật còn quy định trong trường hợp một người phạm tội lừa đảo đối với nhiều người, thì mức án sẽ tính tổng trên các vụ. Trong khi đó, Downing Centre là tòa địa phương, có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có khung hình phạt chỉ từ 2 năm tù trở xuống và các tranh chấp có giá trị dưới 40.000AUD.

Các nạn nhân đến trình báo cảnh sát - Ảnh: CTV
Các nạn nhân đến trình báo cảnh sát – Ảnh: CTV

Có nghĩa, nếu tội danh được thành lập, và mỗi tội danh lừa đảo đối với một người tương ứng với hình phạt 1 năm tù, với trên 300 người là nạn nhân, được tính trên 300 tội danh lừa đảo, tổng hình phạt có thể đến trên 300 năm tù.

Điều đó cho thấy, nếu các tội danh của Lê Mỹ Trúc được thành lập, với ít nhất 240 trường hợp đã trình báo với cảnh sát và các cáo buộc đang tăng dần, người đứng sau Facbook Vi Tran đang đối mặt với hàng trăm bản án và hình phạt có thể lên đến cả trăm năm tù.

Tuy nhiên, Lê Mỹ Trúc đang có con nhỏ, điều này có thể là tình tiết tác động đến bản án dành cho cô. Ngoài ra, với các tội danh không gây nguy hiểm hay đe dọa an ninh cộng đồng, người bị phạt có thể đóng tiền thế thân để giảm nhẹ bản án.

Bên cạnh đó, trong trường hợp Lê Mỹ Trúc đang xin chế độ thường trú nhân và vẫn chưa được Úc công nhận quốc tịch, cô có thể sẽ bị trục xuất khỏi nước này sau khi thi hành án.

Các bị hại vụ Vi Tran trình báo cảnh sát - Ảnh: CTV
Các bị hại vụ Vi Tran trình báo cảnh sát – Ảnh: CTV

Với các bị hại là những du học sinh đã mua vé ảo qua trang Facebook Vi Tran mà Lê Mỹ Trúc là người đứng sau, sau khi bản án có hiệu lực, họ có thể sẽ được trả tiền lại và thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm mới hoàn tất việc hoàn tiền.

Với những người đã rời khỏi nước Úc, họ có thể nhận được tiền thông qua số tài khoản đã cung cấp cho tòa hoặc ngân phiếu được chuyển đến nhà. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào năng lực tài chính của bị cáo có còn đủ khả năng chi trả hay không.

Trong một lần trả lời Thanh Niên, mẹ của Mỹ Trúc, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Mỹ đang làm việc cho một bệnh viện ở Tiền Giang cho biết, gia đình bà sẵn sàng trả lại tiền cho các nạn nhân đã mua vé ảo qua Lê Mỹ Trúc.

Nguồn: Thanh Niên Online

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Vi Tran có thể chịu mức án… 300 năm tù […]