Trung Quốc cảnh báo hậu quả của việc người TQ bị “phân biệt” trên nước Úc

0

Trung Quốc đã tuyên truyền cảnh báo Úc về hậu quả nếu ‘tuyên truyền chống Trung’ vẫn tiếp tục diễn ra, chẳng hạn như sự sụt giảm thương mại song phương và số lượng sinh viên TQ sẽ đến Úc.

Tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc vào thứ Tư cũng như đã cáo buộc giới truyền thông Úc làm lan rộng phong trào “chống Trung Quốc”, “thành kiến sắc tộc” và tự phá hủy danh tiếng của “ nước Úc – một xã hội đa văn hóa”.

Đó là quan điểm từ một số nhà chính trị ở Bắc Kinh, bao gồm cả Liu Zhiqin – Đại học Renmin, người nói Úc đã áp dụng các tiêu chuẩn kép để kiểm tra các khoản đóng góp chính trị của Trung Quốc.

“Sẽ không xảy ra vấn đề gì nếu Úc nhận sự đóng góp, nhưng khi sự đóng góp này đến từ Trung Quốc thì mọi chuyện lại khác. Điều đó là không hợp lý, “ông Liu nói.

Bộ luật mới của Chính phủ Turnbull nhằm đàn áp các sự can thiệp của nước ngoài và tuyên bố của họ về “sự ảnh hưởng của Trung Quốc” cũng đã bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ.

Người phát ngôn Geng Shuang nói: “Trung Quốc không có ý can thiệp vào công việc nội bộ của Australia và không có ý định sử dụng các quỹ chính trị để gây ảnh hưởng đến công việc đó. Đồng thời, chúng tôi muốn một lần nữa thúc giục Australia loại bỏ hiềm khích và có thái độ khách quan và tích cực để đánh giá Trung Quốc và các mối quan hệ với Úc.

Mặc dù phản ứng chính thức của Bắc Kinh bị bỏ lơ, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn không dừng lại.

Một bài xã luận được xuất bản trong ấn bản tiếng Hoa của tờ Global Times so sánh các biện pháp mới của Úc với chủ nghĩa McCarthy của Mỹ trong những năm 1950, cảnh báo về sự sụt giảm thương mại và số lượng sinh viên Trung Quốc nếu tiếp diễn “tuyên truyền chống Trung Quốc”.

Diane Hu là giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Úc tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Cô cho rằng phản ứng của các phương tiện truyền thông Trung Quốc là kết quả của việc hạn chế sự can thiệp của nước khác đến Úc.

“Mặt khác của vấn đề này chính là Trung Quốc đã bị nêu ra và dường như bộ luật này có mục đích nhắm vào Trung Quốc. Đó là lý do tại sao mọi người thấy bị xúc phạm, và khi đó họ thường có khuynh hướng phản ứng lại”, giáo sư Hu nói. Sự phẫn nộ đã tăng lên trong năm qua, khi các báo cáo tiêu cực về Trung Quốc được đưa trên các phương tiện truyền thông Úc.

Giáo sư Hu đã đề cập đến không cho phép bán Ausgrid cho công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc vào năm 2016, báo cáo về sự kiểm soát của đảng Cộng sản ở các sinh viên Trung Quốc hồi đầu năm nay và gần đây đề cập tới mối đe dọa của Trung Quốc đối với “trật tự dựa trên luật lệ toàn cầu”

Bà sắp đăng một bài báo giải thích cho cuộc tranh luận về can thiệp của nước ngoài ở Úc, với hy vọng sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng ở Trung Quốc.

“Nếu không cho mọi người biết tại sao Australia lại làm điều này, và các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này – thì sự nhận thức của công chúng về Australia ở Trung Quốc sẽ xấu đi”.

Vào ngày 21/12/2017, Trung Quốc và Australia sẽ kỉ niệm 45 năm quan hệ song phương. Nhưng một số người cảm thấy sự tin tưởng giữa các quốc gia có nguy cơ bị xói mòn.

“Về cơ bản chúng ta không thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ này nhưng nó tác động tiêu cực đến sự tin tưởng chính trị”, Liu Zhiqin cho biết. “Quan hệ kinh tế gắn liền với mục đích chính trị.”

Giáo sư Hu cho biết vấn đề cơ bản bắt nguồn việc Úc sử dụng chiến lược của Hoa Kỳ, trong khi muốn duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

Cre: SBS

Daisy/Vietucnews