Hãng Dick Smith sale khủng ở Úc

0
Người tiêu dùng có thể tìm thấy một số mặt hàng giá rẻ trong vài tuần tới tại Dick Smith

Trong giai đoạn khó khăn này, nhà bán lẻ mặt hàng điện tử của Úc Dick Smith đã chuẩn bị nổ súng khai hỏa lần cuối nhằm vớt vát phần nào lợi nhuận, với việc công bố đợt sale thanh lý hàng tồn kho trên tất cả 301 cửa hàng trên nước Úc và New Zealand vào sáng nay 26-2.

Trong khi những nhân viên của Dick Smith đang thấp thỏm lo âu, đại diện quản lý tài sản thế chấp của Dick Smith đã nhận được chỉ định tiến hành việc đóng cửa trong vòng 8 tuần tới, báo hiệu cho một cuộc chạy đua của những tay săn đồ giá rẻ sẵn sàng càn quét các cửa hàng.

Trong một bức thư thu được bởi Business Insider, gửi đến gần 2500 nhân viên bị ảnh hưởng bởi vụ đóng cửa, đại diện quản lý tài sản Ferrier Hodgson đã vạch ra quá trình bán hàng và quá trình kiểm soát đóng cửa.

“Bây giờ tất cả các con đường buôn bán của doanh nghiệp Dick Smith tại Úc và New Zealand đã đến hồi cạn kiệt, đại diện tiếp nhận và quản lý tài sản không có lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu một chương trình đóng cửa có kiểm soát”, bức thư cho biết.

Người tiêu dùng có thể tìm thấy một số mặt hàng giá rẻ trong vài tuần tới tại Dick Smith
Người tiêu dùng có thể tìm thấy một số mặt hàng giá rẻ trong vài tuần tới tại Dick Smith

Bức thư cũng tiết lộ các cửa hàng Move của Dick Smith nằm tại sân bay vẫn sẽ vẫn mở cửa và nhân viên sẽ được nhận”nhều thông báo nhất có thể” trước khi cửa hàng của họ sẽ đóng cửa cho lần cuối cùng.

Được biết, đợt sale này sẽ bắt đầu vào ngày hôm nay 26-2 và giá cả của hầu hết các mặt hàng được dự kiến sẽ được giảm ít nhất từ 20-40 %, một số thậm chí sẽ được cắt giảm hơn nữa.

Đây này là kết quả tất yếu một tháng sau khi hãng Dick Smith tuyên bố phá sản và tuyệt vọng tìm kiếm người mua. Một nguồn tin vào tháng Giêng cũng tiết lộ rằng công ty đã phải đối mặt với khoản nợ 400 triệu AUD.

Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Choice cho biết đợt giảm giá lớn này có vẻ là một thắng lợi cho khách hàng, nhưng không hoàn toàn đúng như vậy.

“Thông thường, những đợt thanh lý đều không tốt đối với khách hàng,” phát ngôn viên Tom Godfrey nói.

Ông khuyên mọi người nên lựa chọn các nhãn hiệu nổi tiếng như Samsung hoặc Apple, bởi vì ít nhất những sản phẩm này còn được bảo hành từ nhà sản xuất, và tránh tất cả những mặt hàng từ nhãn hiệu Dick Smith.

Các cửa hàng cũng nhận được lệnh không được giữ lại hàng tồn kho cho người tiêu dùng hoặc nhân viên. Trong đợt siêu giảm giá vào tháng 12 vừa qua, nhân viên của Dick Smith đã bị cáo buộc tích trữ hàng tồn làm của riêng, bao gồm TV và MacBook.

Tại thời điểm đó, nhà bán lẻ điện tử đã đưa ra mức giảm giá lên đến 80 % đối với những mặt hàng tồn kho, nhưng khách hàng tức giận than phiền nhân viên đã giữ các mặt hàng tốt nhất cho bản thân họ.

Khách hàng Jordan Nash cho biết ông “nhìn thấy một nhân viên công khai nói chuyện với một người bạn của mình về những gì anh này đang làm (tích trữ mặt hàng). Khoe khoang về điều đó có vẻ còn quan trọng hơn việc giúp đỡ một khách hàng tiềm năng. ”

Richard Harold “Dick” Smith, người sáng lập ra chuỗi bán lẻ cùng tên, đã bán lại doanh nghiệp của mình cho Woolworth vào năm 1982, mà đã điều hành hãng cho đến tháng 9 năm 2012 và được tiếp tục sang lại cho công ty cổ phần tư nhân Anchorage Capital Partners với cái giá 94 triệu AUD.

Nguồn: Báo Úc

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments