Người dân Bắc Kinh TQ biểu tình giành lại quyền tự do ngôn luận

0

Không khí căng thẳng tràn ngập Bắc Kinh khi người dân bắt đầu thể hiện quan điểm của mình trên mạng xã hội.

Chuyện về những đứa bé họ Xi đã phải trong nhà mà không có chút ánh sáng nào vào Thứ Ba, trong khi đó hai chị Yuanyuan và Tingting phải dùng nến để học và người em trai là Zhihan mới chỉ 4 tuổi phải chịu lạnh suốt đêm khi mà nguồn điện dành cho ngôi nhà cắt đột ngột một tuần trước – một ngày sau vụ cháy thiêu rụi một tòa chung cư đông đúc ở ngoại ô Daxing, làm chết 19 người.

Thị trưởng Bắc Kinh Trần Cát Ninh thực hiện chiến dịch khẩn cấp kiểm tra an toàn phòng cháy trên toàn thành phố. Trong một tuần, toàn bộ những tòa nhà không đạt tiêu chuẩn đã bị phá hủy.

Hàng chục ngàn người nhập cư từ các tỉnh xa xôi đã bị đá ra ngoài đường vào ban đêm khi nhiệt độ dưới 0 độ C.

Một đoạn clip quay lại cảnh người cao tuổi bị trục xuất, những gia đình và hộ kinh doanh nhỏ bị đuổi đi mà không được bồi thường, cảnh nhiều người ngủ trên đường đang được lan truyền và nhận được sự đồng cảm của nhiều người.

Một chiến dịch kêu gọi có chữ ký của hơn 100 người trí thức cáo buộc chính quyền Bắc Kinh sử dụng vụ hỏa hoạn như là cái cớ để trục xuất người nhập cư, cáo buộc họ là “công dân tầng lớp thấp”.

Các phương tiện truyền thông quốc gia, bao gồm cả đài truyền hình CCTV và tờ Trung Quốc hôm nay, đã lên tiếng chỉ trích chính quyền thành phố. Tờ Trung Quốc hôm nay nhận định chiến dịch thanh tra an toàn hỏa hoạn đã bị xuyên tạc, việc trục xuất là quá “khắt khe”, và người lao động phải được tôn trọng.

Ông Cát Ninh đã có phát ngôn xoa dịu lập trường của mình trong bối cảnh quyết định bị phản đối công khai, cho biết sẽ kéo dài thời gian để mọi người chuẩn bị cuộc sống và yêu cầu các phương tiện truyền thông nhà nước tìm chỗ ở tạm thời cho người bị trục xuất.

Tuy nhiên lại mới có thêm sự kiện mới khiến một làn sóng phẫn nộ khác nổ ra trên các trang mạng trực tuyến. Đó là các cáo buộc về bạo hành trẻ em sau khi xuất hiện hình ảnh được quay lại tại một cơ sở mầm non tư thục khi trẻ em bị đuổi ra khỏi lớp học và phụ huynh cho biết tìm thấy vết kim tiêm cho trẻ mới biết đi và trẻ em phải uống thuốc để đi ngủ.

Nhưng còn có những thông tin lan truyền trên mạng còn nghiêm trọng hơn – khẳng định quân đội đang bắt đầu “săn trẻ em”. Câu chuyện lan truyền cực nhanh thông qua WeChat, đến mức quân đội Trung Quốc đã ban hành lệnh phủ nhận.

Ngôi sao quần vợt Li Na là một trong số những người nổi tiếng đã xin lỗi vì chia sẻ thông tin nêu trên trên các mạng xã hội, tại quốc gia cực khắt khe, nơi hình phạt dành cho việc truyền bá tin đồn trực tuyến rất nặng.

Bắc Kinh đã có một cuộc khủng hoảng “tin giả mạo”. Để trấn an sự hoảng loạn của phụ huynh, bộ phận giáo dục đã sa thải nhiều quan chức và khẳng định các máy quay ẩn phải đặt trong mỗi phòng.

Đến cuối tuần, cuộc điều tra của cảnh sát đã kết luận có bằng chứng về thương tích gây ra bởi kim tiêm nhưng không có bằng chứng về thuốc hoặc lạm dụng tình dục.

Báo cáo của cảnh sát không làm thay đổi sự nghi ngờ của công chúng, những tờ báo trong nước hoài nghi về kết luận này và kêu gọi cảnh sát tổ chức một buổi họp báo xua tan mối quan tâm của công chúng.

 

Giám đốc Dự án Truyền thông Trung Quốc, David Bandurski, nói rằng câu chuyện về việc trục xuất và mẫu giáo được quan tâm vì năm năm vừa qua đã “quá yên bình”.

“Việc kiểm soát tin tức của Trung Quốc không hiệu quả đến mức họ có thể dập tắt hoàn toàn câu chuyện khi vẫn còn tàn tro. Làm như vậy có thể gây ra phản ứng tiêu cực khi đối mặt với sự phẫn nộ công khai.”

Về những yếu tố đáng sợ hơn của câu chuyện chăm sóc trẻ, ông cho biết mọi quốc gia đều đang phải vật lộn với “tin giả”, nhưng “thiếu tiếp cận với thông tin đáng tin cậy tạo ra sự bất an và có xu hướng khiến mọi người tìm kiếm thông tin ở bất cứ nơi nào họ có thể tìm thấy”.

Cre The Sydney Morning Herald