[HOT] Hơn 2 triệu xe bị lỗi túi khí có thể bị thu hồi tại Úc

0
3152
Những con số kinh hoàng

Hơn 2.3 triệu chiếc xe trên toàn nước Úc thuộc 13 hãng xe hơi nổi tiếng toàn cầu sẽ phải thu hồi vì túi khí lỗi, có nguy cơ gây cháy nổ.

13 thương hiệu phải thu hồi xe là: Honda, Mazda, Ferrari, Performax, Toyota, BMW, Mitsubishi, Subaru, Lexus, Jeep, Nissan, Chrysler, General Motors và Dodge.

Việc thu hồi này nhằm thay thế túi khí bị lỗi khi sử dụng túi khí Takata xuất xứ Nhật Bản đã được sử dụng trong hàng triệu xe do các hãng trên sản xuất.

Trên toàn thế giới đã có 18 người chết do túi khí Takata nổ tung, làm vỡ ra hàng trăm mảnh kim loại, có thể gây tới 180 vết thương tích khác nhau trên mặt, cổ, ngực,…

Ở Úc, một người đàn ông 58 tuổi chết vì tai nạn ở Sydney hôm thứ sáu tuần trước bị nghi ngờ là người thứ 18 bị mất mạng vì túi khí Takata sau khi phát hiện một mảnh nhỏ kim loại trên cổ. Trước đó, một phụ nữ 21 tuổi ở Darwin cũng bị thương nặng do túi khí Takata bị lỗi vào tháng 4/2017 vừa qua.

Trước đó vào đầu năm 2009, 4 hãng xe bao gồm Mazda, Lexus, BMW và Subaru cũng đã thu hồi những chiếc xe do lỗi túi khí. Nhưng trong một tiết lộ gần đây, họ vẫn thay thế túi khí Takata như một biện pháp tạm thời.

Danh sách các phiên bản của từng hãng xe bị lỗi do túi khi cần được thu hồi ngay.

Chủ tịch Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc Rod Sims đã ra thông báo chính thức cho các lái xe kiểm tra ngay chiếc xe của họ có nằm trong diện bị thu hồi vì lỗi túi khí Takata hay không, đồng thời cũng yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi thông báo với khách hàng những gì họ thay thế liên quan đến túi khí lỗi.

“Với 2,3 triệu xe tại Australia đòi hỏi phải thay thế túi khí Takata gây chết người, rõ ràng các công ty xe hơi đang phải chịu áp lực theo luật tiêu dùng Úc”, ông Rod Sims nói.

Trên toàn thế giới, khoảng 100 triệu chiếc xe đã được thu hồi vì lo ngại về sự an toàn liên quan đến túi khi Takata. Hãng túi khí nổi tiếng của Nhật này cũng đã xin lỗi về những hậu quả đáng tiếc do sản phẩm của hãng gây lên.

Danh sách chi tiết các loại xe mắc lỗi về túi khí (AirBag)

Rosa Nguyen/ Theo News