Tuyệt chiêu đối phó các hình thức lừa đảo du học sinh

0
827
Trong năm 2016, nhiều vụ du học sinh Việt bị lừa trấn động cộng động mạng.

(Báo Úc) Nhiều hình thức lừa đảo đã rất phổ biến nhưng không ít du học sinh Việt ở Úc vẫn bị lừa, gây trấn động dư luận như vụ Vi Tran lừa vé máy bay hay mới đây là vụ lùm xùm giữa du học sinh và người cho thuê nhà là cựu vô địch đường lên đỉnh Olympia.

Để giúp các du học sinh tránh việc “tiền mất tật mang”, Vietucnews đăng tải chia sẻ tuyệt chiêu đối phó các hình thức lừa đảo được anh Nguyễn Đức Quyết (admin của cộng đồng du học sinh Việt ở Melbourne) đúc kết. Các tuyệt chiêu đó là:

1,Cung cấp Visa 457 hay các loại Visa khác.

Là 1 người làm về lĩnh vực du học, mình được tiếp xúc với rất nhiều học sinh cũng như các bậc phụ huynh và cũng biết rất nhiều bạn có mục tiêu định cư lâu dài tại Úc. Có 1 số bạn kể với mình rằng, chủ chỗ làm của họ hứa sẽ bảo lãnh như làm farm, bond gà …etc mặc dù các bạn chuyển trường và hiện tại chưa có cái bằng nào trong tay cả.

Ngoài ra, còn có nơi bảo là trả họ mấy chục ngàn, họ có luật sư làm giúp cho từ A-Z cho working visa tới lúc có PR thì thôi, mình nói thẳng là chỉ có lừa đảo thôi. Vì di trú Úc họ phải xem xét hồ sơ rất cẩn thận chứ không dễ dàng qua mặt đâu, đặc biệt còn yêu cầu về IELTS nữa.

Có trường hợp có 1 chú đi du lịch sang đây hỏi ý kiến mình là có người Việt Nam, dẫn đi gặp 1 ông Tây, ông Tây làm trong bộ di trú, chỉ cần bỏ ra 70,000 AUD là có PR trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên đầu tiên đóng 25,000 AUD nếu không đạt thì sẽ trả lại.

Chú ấy cứ phân vân mãi, mình nói luôn là chẳng có luật nào mà có PR dễ dàng vậy cả, người ta làm thật, học hành tử tế cũng còn trầy trật, có người kết hôn thật còn dây dưa mãi chả xong. Vậy nếu không được thì chú lấy lại tiền kiểu gì?

Chú bảo không biết sao. Đấy là một số bức tranh hiện thực phê phán hiện nay, có nhiều người tiền mất tật mang, rồi trở thành người ở lậu, rồi có người Visa mới không được cấp, Visa sinh viên thì bị hủy. Vậy nên các bạn hết sức cẩn thận nhé.

Visa 457 là loaị visa tạm trú dành cho lao động có tay nghề. Đây cũng là loại visa mà các du học sinh Việt cần có để bước đầu được ở lại Úc sau tốt nghiệp.
Visa 457 là loaị visa tạm trú dành cho lao động có tay nghề. Đây cũng là loại visa mà các du học sinh Việt cần có để bước đầu được ở lại Úc sau tốt nghiệp.

2,Gọi điện và đặt nhiều câu hỏi:

Các bạn nhận được các cuộc gọi và người gọi bảo là người của công ty điện thoại, công ty đòi nợ …. Có người gọi điện bảo xác nhận hay kích hoạt thẻ ngân hàng, số pin của điện thoại, rồi của chính phủ này nọ hay nợ thuế …. hãy hát bài “em ơi đừng tin nó lừa đấy, nó ở nhà quê có vợ rồi”…

Tuyệt chiêu đối phó: Nói hoàn toàn bằng tiếng Việt. Nếu muốn không bị gọi quấy rầy, tốt nhất nên đăng ký số điện thoại qua trang web này, đố ai ám gọi: https://www.donotcall.gov.au/

3,Vay tiền hoặc mượn đồ

Ở xứ Úc này, người tốt thì ít mà kẻ gian thì nhiều vô kể. Khuyến cáo các trường hợp người quen rồi cho mượn tiền không có giấy tờ cam kết, không ID về thông tin của người vay.

Tốt nhất tiền ai nấy xài, tránh trường hợp tiền mất tật mang, ôm cục tức. Việc này rút ra từ thực tế mình có nói chuyện với tất cả các bạn du học sinh

4,Thuê nhà

Như các bạn đã biết việc thuê nhà qua agent nhà đất đối với DHS không hề đơn giản, để cạnh tranh với dân bản địa càng khó. Các bạn để ý có thấy nhà cho thuê đầy rẫy trên các Group cũng như báo ti vi tuần san …etc. Vậy có tin tưởng thuê nhà được từ đó không?

Tất nhiên được, nhưng vẫn có rủi ro. Để hạn chế rủi ro, mình khuyên các bạn vài mẹo như sau:

  • Cần yêu cầu chủ nhà đưa Passport hoặc ID … để 2 bên cùng biết thông tin của nhau, tốt nhất photocopy mỗi bên giữ ít nhất 1 bản.
  • Đã là chủ nhà, thì phải đóng các phí như Council rate, water supply charge … các bạn phải yêu cầu chủ nhà đưa mình xem những thứ đó, tốt nhất là chụp hình lại cho chắc gạo.
  • Kí hợp đồng theo mẫu hiện hành, tốt nhất lên mạng google download bản hợp đồng định dang file word có tên “Residential tenancy agreement” rồi về 2 bên kí tá vào, mỗi bên giữ 1 bản. Đưa ra một số điều khoản thỏa thuận …
  • Chụp hình hiện trạng tất cả nhà, việc này nên làm, và tốt nhất có vấn đề gì cần ghi chú trong hợp đồng luôn. Điện thoại thường có chức năng xác định ngày giờ theo ảnh nên không lo sau này bị bật lại… tốt nhất cái nào hỏng hóc yêu cầu sửa rồi hãy nhận nhà.

Ngoài ra các bạn nên biết về luật hao mòn khi thuê nhà. Ví dụ: Nhà vô thuê nền gạch đang mới soi thấy cả mặt, sau 1 năm thì nó mờ tịt; chủ nhà tưởng vớ được gà yêu cầu thay gạch mới cóng hoặc trừ tiền bond. Nếu có chuyện như vậy xảy ra thì nói lý với họ trước, nếu không giải quyết đc thì cho ra tòa Victorian Civil and Administrative Tribunal (VCAT).

Ngoài ra, mình nhắc 1 điều là, nếu đúng luật thì tiền Bond nhà chỉ có bên cơ quan quản lý tiền Bond nhà của chính phủ giữ. Muốn lấy lại bond thì khi hết hạn hợp đồng thuê nhà, chủ nhà và người thuê cần xem xét và claim lại tiền Bond.

Đại đa số các chủ nhà người Việt đều ẫm ờ về khoản bond này, nếu chuẩn bài là chủ nhà phải nộp tiền bond lên chính phủ và đưa bản sao receipt cho mình. Nói chung tiền bond này không phải chủ nhà dễ nuốt đâu.

Khi thuê nhà, sự rõ ràng là sự cẩn thận cần thiết
Khi thuê nhà, sự rõ ràng là sự cẩn thận cần thiết

5,Lưu ý nữa:

Các bạn đi thuê nhà, cẩn thận loại nhà có bungalow. Nếu bạn thuê chỉ 1 trong 2, cần phải biết nhà hay bungalow còn lại ai ở, lịch sinh hoạt thế nào, có gì khuất tất không?

Nếu lỡ kí hợp đồng mà không phải toàn bộ nhà, hãy note trong hợp đồng là không có thuê và không có trách nhiệm gì với phần còn lại. Nếu các bạn không làm vậy, lỡ may có nông dân làm việc ở phần còn lại của ngôi nhà, lỡ có gì xảy ra là bạn chết chắc rồi đấy vì “Tình ngay lý gian”.

Nếu lỡ may ở phát hiện có gì khuất tất, nên thông báo cho police và đề nghị dấu tên… tránh bị trả thù. Cứ vờ như không biết gì thôi và tìm cách chuyển nhà càng sớm càng tốt.

6,Mua hàng online hoặc qua facebook

Thời gian vừa qua, mình thấy bao nhiêu là vụ mua hàng qua các cá nhân online, hay facebook …. và mất cả chì lẫn chài quả không hiếm. Chính vì vậy mình khuyên các bạn: Hạn chế mua đồ Online giá trị cao. Nên thực hiện chính sách: “Tiền trao thì cháo múc” cho chắc “gạo”.

Cá biệt có bạn còn chuyển khoản cho 1 người ở VN không quen biết gì để mua đồ lên tới ngàn đô la Úc. Các bạn hết sức cảnh giác vì thủ đoạn lừa đảo online, hay qua các ứng dụng mang tính cộng đồng có những bất cập và khi sự việc xảy ra rất khó kiện cáo hay điều tra.

Chính vì vậy thay vì mua hàng trên facebook, bạn nên mua hàng ở các shop hay website có uy tín, còn mua cá nhân thì phải tin tưởng. Nếu chỉ cần có nghi ngờ một chút thôi thì các bạn nên đề phòng ngay nhé.

7,Trộm cắp và cướp giật

Dạo này trộm cắp hoành hành, chắc mùa đông lạnh giá, tụi trộm cắp nó đang trong cơn bĩ cực nên hở cái gì là chôm cái đó, rồi giật điện thoại giật đồ khắp nơi. Chính nhà mình cũng bị chôm nào là quần áo, xe đạp, giày dép để ở ngoài, thậm chí bao thuốc lá dở. Gần đây 1 số bạn thì bị giật điện thoại khi đang cầm trên tay.

Chúng ta cần phải có 1 số phương án để phòng và chống kẻ trộm, cướp. Ví dụ:

  • Cẩn thận phơi quần áo, giày dép, tránh phơi những đồ hơi đắt tiền chút ra ngoài trời, nếu phơi thì phải để ý, nếu đi ra ngoài thì nên cất vào nhà.
  • Ra đường khi vắng người thì hạn chế dùng điện thoại, nếu dùng thì phải hết sức cảnh giác, nhiều khi công việc số điện thoại, tin nhắn trong máy còn quan trọng hơn cả máy, chính vì vậy các bạn cũng nên sao lưu lại danh bạ để cho đảm bảo nếu có sự cố không may xảy ra.

Anh Nguyễn Đức Quyết cho biết trên đây chỉ là những hiểu biết nho nhỏ của bản thân, thấy cần thiết chia sẻ với các bạn du học sinh Việt tại Úc.

Nếu các bạn thấy còn thiếu hình thức nào hoặc muốn chia sẻ câu chuyện bị lừa đảo của mình, các bạn có thể liên hệ với Vietucnews bằng cách nhắn tin tới fanpage Vietucnews hoặc gửi email về địa chỉ: vietucnews.net@gmail.com

Nguyễn Đức Quyết/Du Học RightWay

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: