Danh sách 8 hãng hàng không có tỷ lệ tử nạn cao nhất trên thế giới. Con số thống kê bên dưới là tổng hợp số người thiệt mạng từ khi các hãng ra đời.
- Giá vé máy bay quốc tế ở Úc giảm mạnh
- Máy bay phát nổ ở Melbourne
- Máy bay rơi làm 3 người thiệt mạng
Contents
Saudi (650 người thiệt mạng)
Có trụ sở tại Jeddah, Saudi – hãng hàng không Ả-rập Xê-út sở hữu phi đội 146 máy bay, chủ yếu của Airbus và Boeing. Với 4 trung tâm vận hành khác nhau, Saudi là hãng hàng không có doanh thu cao thứ 3 ở khu vực Trung Đông.
Kể từ năm 1945 tới nay, hãng gặp 12 vụ tai nạn với lần đầu tiên vào năm 1959 (không có thiệt hại về người).
Ngày 19/8/1980, Saudi đối mặt với vụ tai nạn thứ 4 (có người tử nạn đầu tiên) trong chuyến bay 163. Tại sân bay Riyadh, trong thời gian cất cánh, cabin bốc cháy, khiến phi công phải quay lại để hạ cánh khẩn cấp.
Tuy nhiên, do khâu sơ tán bị trì hoãn nên tất cả 287 hành khách và 14 người trong phi hành đoàn đã thiệt mạng. Đây là một trong những vụ hỏa hoạn gây thiệt hại về người nhiều nhất trong lịch sử ngành hàng không thương mại bấy giờ.
Năm 1996, chuyến bay 763 của Saudi đâm phải một máy bay khác của hãng hàng không Kazakhstan trên không trung, khiến 349 người (cả hai máy bay) thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất thế giới.
Korean Air (717 người thiệt mạng)
Korean Air là hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc với tổng cộng 155 máy bay. Được thành lập năm 1946, Korean Air có trụ sở tại thủ đô Seoul. Đây là hãng vận chuyển hàng hóa quốc tế hàng đầu thế giới.
Năm 2012, Korean Air được tạp chí Business Traveler bầu chọn là Hãng hàng không tốt nhất châu Á. Hãng là một trong những nhà tài trợ cho Thế vận hội mùa Đông năm 2018.
Ngày 1/9/1983, khi đang bay tuyến New York – Seoul, chuyến bay 007 của Korean Air bị bắn rơi bởi một máy bay đánh chặn của Liên Xô trên địa phận biển Nhật Bản. Tất cả 269 hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng, bao gồm cả Hạ nghị sĩ Mỹ Lawrence McDonald.
Nhưng phải 8 năm sau đó – sau khi chính quyền Xô Viết sụp đổ, hộp đen của máy bay mới được công bố. Sự việc này đã khiến Tổng thống Mỹ Reagan cho phép thế giới tiếp cận hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của quân đội Mỹ, mà ngày nay được biết đến với tên GPS.
Một tai nạn kinh hoàng nữa xảy ra vào năm 1997 cũng với hãng này. Toàn bộ 228 người trên chuyến bay 801 của Korean Air thiệt mạng. Suốt 29 năm kể từ 1970 đến 1999, hãng gặp nhiều tai nạn chết người nhưng trong 15 năm trở lại đây thì không.
China Airlines (746 người thiệt mạng)
Là hãng hàng không chủ chốt của Trung Quốc, đi vào hoạt động từ năm 1959, China Airlines có trụ sở tại Đài Loan với 11.000 nhân viên. Ba nhánh nhỏ của hãng bao gồm Mandarin Airlines (chuyên phục vụ những chuyến bay nội địa), China Airlines Cargo (chuyên chở hàng hóa), và Tigerair Taiwan (hãng hàng không giá rẻ).
Mặc dù phục vụ quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng phi đội của China Airlines chỉ có 81 máy bay, với 18 tai nạn xảy ra trong những năm qua.
Tai nạn thảm khốc nhất lịch sử của hãng xảy ra vào ngày 26/4/1994, trên chuyến bay 140 khi phi cơ hạ cánh xuống sân bay Nagoya của Nhật. Sự bất cẩn của phi công đã khiến 264 người thiệt mạng.
4 năm sau, một tai họa khác lại ập tới với hãng trên chuyến bay CAL 676 khi sương mù khiến các phi công không nhìn rõ bãi đáp ở Đài Loan và đâm phải chiếc máy bay Airbus A300. Tai nạn khiến 204 người tử vong.
Chỉ 4 năm sau đó, trong chuyến bay CAL 611, chiếc Boeing 747 nổ tung ngay phía trên biển Taiwan Strait, khiến 225 người thiệt mạng, trở thành tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử Đài Loan.
Japan Airlines (766 người thiệt mạng)
Được thành lập từ năm 1951, Japan Airlines là hãng hàng không lớn thứ 2 Nhật Bản sau All Nippon Airways. Hãng này có phi đội gồm 279 máy bay hoạt động ở 2 trung tâm vận hành chính tại Tokyo và Osaka. Năm 1987, hãng được tư nhân hóa sau đó sáp nhập với Japan Air System vào năm 2002, trở thành hãng hàng không lớn thứ 6 thế giới, xét về số lượng hành khách.
Không may, tên tuổi của hãng gắn liền với một tai nạn thảm khốc thứ hai trong lịch sử hàng không thế giới. Trên chuyến bay 123 từ sân bay quốc tế Tokyo đi Osaka vào năm 1985, chiếc Boeing 747 gặp nạn khi mới bay được 12 phút. Tai nạn khiến 505 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Trước đó 10 ngày, một tai nạn với hãng Delta Airlines cướp đi sinh mạng của 137 người. 10 ngày sau tai nạn với chuyến bay 123 của Japan Airlines, một sự cố hỏa hoạn đã xảy ra trên chuyến bay của British Airtours, khiến 55 người thiệt mạng.
Bởi vậy, 8/1985 trở thành tháng chết chóc nhất trong lịch sử ngành hàng không thương mại. Ngoài sự cố trên, Japan Airlines còn gặp 30 tai nạn khác.
United Airlines (1.174 người thiệt mạng)
United Airlines là một trong những hãng hàng không chủ chốt và lâu đời nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1926 và có trụ sở chính tại Chicago. United Airlines cũng là hãng bay “phủ sóng” rộng nhất tại Mỹ với 373 điểm đến. Thương hiệu này sở hữu 691 máy bay và 88.500 nhân viên.
Tuy nhiên, tên tuổi của United Airlines cũng gắn liền với nhiều thảm họa. Đáng chú ý nhất là vụ xảy ra trên chuyến bay 175 vào ngày 11/9/2001. Vụ tấn công khủng bố đã cướp đi sinh mạng của 65 người trên chuyến bay, và nhiều người khác ở gần World Trade Center.
Cũng trong thời điểm ấy, chuyến bay 93 của United Airlines đã lao xuống một cánh đồng ở Pennsylvania trong khi các hành khách đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát máy bay từ bọn khủng bố. Kết quả là 44 người tử vong.
Năm 1960, một vụ va chạm đã xảy ra giữa một máy bay của hãng và một phi cơ của TWA ngay trên bầu trời New York, khiến 128 người tử nạn. Sự cố nói trên trở thành vụ tai nạn thảm khốc nhất tại thời điểm đó. Ngoài 3 vụ nêu trên, United Airlines còn gặp phải 28 tai nạn khác kể từ khi thành lập.
Pan Am (1.532 người thiệt mạng)
Pan Am là hãng hàng không quốc tế lớn nhất nước Mỹ từ năm 1927 cho đến khi ngừng hoạt động năm 1991. Ban đầu, Pan Am chỉ vận chuyển hành khách và thư tín từ Key West, Florida, đến Havana, Cuba, nhưng sau đó đã mở rộng ra toàn thế giới. Hãng từng được coi là biểu tượng văn hóa của thế kỷ 20. Tuy nhiên, Pan Am có liên quan tới một loạt những vụ tai nạn thảm khốc.
Ngày 27/3/1977, do vụ nổ bom tại sân bay Gran Canaria và e rằng sẽ có quả bom thứ hai bị kích nổ, rất nhiều máy bay chuyển hướng đến sân bay Los Angeles trên hòn đảo Tenerife để tránh nạn.
Vì ảnh hưởng bởi sương mù dày đặc nên chuyến bay số hiệu 1736 của Pan Am đã đâm phải chuyến bay KLM 4805 ngay trên đường băng, khiến 583/644 người thiệt mạng.
Ngày 21/12/1988, một máy bay Boeing 747 nữa của Pan Am có tên Clipper of the Seas gặp nạn, khiến 270 người tử vong.
Air France (1.591 người thiệt mạng)
Air France là thành viên sáng lập của hiệp hội hàng không quốc tế SkyTeam. Đây là hãng hàng không chủ chốt của Pháp, một nhánh của Air France-KLM Group. Được thành lập từ năm 1933, với phi đội 235 máy bay, Air France là một trong những hãng có tỷ lệ tai nạn cao nhất trên thế giới với 90 vụ kể từ khi thành lập, chưa kể 8 vụ gặp không tặc từ năm 1973 đến 1994.
Vụ thảm khốc nhất xảy ra vào ngày 1/6/2009 khi chuyến bay 447 của hãng lao thẳng xuống Đại Tây Dương, khiến 228 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Vào ngày 12 và 14/6/1950, chiếc máy bay Douglas DC-4s của hãng lao xuống biển Bahrain, mỗi lần đều khiến 40 người thiệt mạng.
Hai năm sau đó, vào 29/4/1952 một máy bay của hãng đã dính 89 viên đạn từ một tổ chức Xô Viết, nhưng may mắn là tất cả mọi người đều sống sót.
Trong chuyến bay 139 ngày 27/6/1976, máy bay Airbus A300 của hãng bị 6 tên không tặc tấn công. Chúng yêu cầu phi công lái máy bay xuống vùng Entebbe, Uganda. 155 con tin không phải người Israel, người Do Thái đều được thả ra. Nhà nước Isael ngay lập tức phát động cuộc tấn công, khiến 6 tên không tặc, 3 con tin, và chính người lãnh đạo cuộc tấn công thiệt mạng.
Aeroflot (5.255 người thiệt mạng)
Aeroflot là một trong những hãng lâu đời nhất trên thế giới, được thành lập từ năm 1923. Là hãng vận tải chủ chốt của Nga hoạt động trong suốt thời kỳ Xô Viết, Aeroflot đang được tư nhân hóa. Năm 2006, công ty ra nhập hiệp hội SkyTeam nhằm hiện đại hóa hình ảnh của mình.
Tính đến nay, số vụ tai nạn của Aeroflot đã lên đến 500, nhiều hơn bất cứ một hãng hàng không nào trên thế giới, với số người thiệt mạng là hơn 5.000. Nếu như với các hãng khác, trên Wikipedia ta chỉ tìm thấy một trang nói về các vụ tai nạn, nhưng với Aeroflot, mỗi thập kỷ từ năm 1950 lại có một trang riêng để nói về các vụ tai nạn, trong đó mỗi trang có tới 100 vụ.
Vụ thảm khốc nhất xảy ra vào ngày 10/7/1985 khi chuyến bay 7425 đâm phải USSR, cướp đi sinh mạng của 200 người trên máy bay. Ngày 5/11/1946, hãng có đến 3 vụ tai nạn cùng xảy ra ở Moscow. Đến nay, Aeroflot vẫn là hãng hàng không có tỷ lệ tử nạn cao nhất thế giới.
Nguồn: Zing