Có nên đẩy lùi mạng xã hội Facebook, Insta ẢO và sống THẬT hơn?

0
405
instagram
Một trong những hình chụp chung của 2 cô người mẫu trên Instagram

Một người theo dõi Instagram của người mẫu Georgia Gibbs đã chê bai bức ảnh cô ấy chụp với bạn thân của mình, cô người mẫu phản ứng gay gắt: “Chẳng biết cô đến từ chỗ quê mùa nào nữa…mỗi phụ nữ có vẻ đẹp vóc dáng và hình thể riêng. Cô có quyền phán xét, nhưng đừng có mà thể hiện sự tự ti về cơ thể của cô ở trang của tôi,” Gibbs – 22 tuổi – comment trên một bài viết có gần 150 nghìn người theo dõi.

Kate and Georgia
Kate và Georgia trong một bức ảnh được lan truyền chóng mặt.

Gibbs cùng với cô bạn chí cốt của mình, người mẫu 23 tuổi Kate Walsey đã chơi thân với nhau từ thời thơ ấu. Nhưng khi bức ảnh chụp chung ở Sydney của họ lan truyền một cách chóng mặt bởi một người thì khẳng khiu, một người thì khá mũm mỉm, thậm chí có người cho rằng họ đã photoshop chỉnh sửa bức ảnh này để làm bật lên nét tương phản của cơ thể họ.

Họ tận dụng kết nối online của mình – chỉ riêng trên Instagram đã có 450 nghìn người theo dõi – để góp phần làm cho mạng xã hội “thật” hơn và thuyết phục mọi người “ngừng so sánh”.

georgia-gibbs-et-kate-walsey

Trong một bài phỏng vấn từ Luân Đôn, cô Gibbs đã tự cho mình là nhà hoạt động xã hội đa năng và nói rằng: “Chúng ta cứ liên tục so sánh cuộc đời và cơ thể chúng ta với người khác. Không một ai có một cuộc sống hoàn hảo, dù cho trông bên ngoài thì họ có vẻ như vậy”. Cô ấy cố gắng đăng những bức ảnh của mình để cho mọi người biết cô ấy đang cảm thấy như thế nào, khi cô ấy không khỏe hoặc mắc phải chứng suy nhược mãn tính, khiến cô ấy phải khổ sở ra sao,… Walsey thì nhận được rất nhiều bình luận về những tấm ảnh của mình. Có lần cố ấy bắt gặp một phê phán như: “Mặt đẹp đấy, nhưng cần phải giảm cân…” và tự hỏi “tại sao người ta lại có thể nghĩ như vậy nhỉ?

Theo cuộc khảo sát Digital Me được thực hiện bởi Hiệp hội Tâm lý học Úc (APS) công bố vào thứ 7, việc quá chú trọng đến vẻ bề ngoài trên mạng xã hội đang đục khoét lòng tự trọng của người lớn, và cả thanh thiếu niên.

Rất lâu trước khi mạng xã hội được phát minh, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã nói: “so sánh là kẻ thù niềm vui”.

Tranh biếm họa

Nghiên cứu mới này đã củng cố cho phát ngôn của ông. Khảo sát của APS cho thấy:

instagram
Một trong những hình chụp chung của 2 cô người mẫu trên Instagram

Cuộc khảo sát trên 1000 người lớn và 150 thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi đã chỉ ra rằng có đến 79% người trẻ và 54% người lớn bị nghiện điện thoại nặng – họ hầu như luôn check điện thoại trước tiên khi vừa tỉnh giấc vào buổi sáng, cả ngày cũng dính lấy nó và luôn vọc điện thoại trước khi chìm vào giấc ngủ.

Thanh niên dành 3,3 tiếng mỗi ngày để online, sử dụng các phương tiện mạng xã hội 5 đến 9 lần mỗi ngày, cả trong bữa ăn và trong công ty. Người lớn thì có vẻ ít hơn – 2,6 tiếng mỗi ngày.

54% người lớn bị nghiện điện thoại nặng
54% người lớn bị nghiện điện thoại nặng

Một phụ huynh của một cô gái tuổi teen nói rằng bà ấy muốn xem nhiều hình ảnh phản ánh “đời sống thật” hơn.

Tôi muốn đăng một bức ảnh của tôi khi vừa mới thức dậy, chưa kịp rửa mặt và khi tôi ngủ không ngon, lại còn đau dạ dày và ngày hôm nay chắc “bê bết” lắm đây; sau đó thêm vào: Còn bạn thì sao? Bạn cảm thấy thế nào? Hãy kể tôi nghe về con người thật của bạn”.

Gibbs nói: “Mọi người đều đăng bài như thể mình hạnh phúc, rồi so bì với nhau. Họ cứ đều đặn đăng lên mạng như thể họ có một cuộc sống viên mãn, thế thì tại sao tôi không làm được như vậy? Là bởi vì chẳng có ai đưa lên mạng cuộc sống thực của mình cả. Ai trong đời cũng có những khoảnh khắc êm đềm hạnh phúc, và cũng chẳng có ai vui sướng cả đời trong đời thực cả.”
Điều đó thật tồi tệ, vì thực trạng này khiến cho các cô gái không còn tự tin vào bản thân nữa, đặc biệt là các cô gái tuổi teen, thậm chi là cỡ tuổi tôi. Có thể trông tôi ổn đấy, nhưng chẳng một ai biết được mỗi ngày tôi đều có chuyện buồn chán.”

eenage girl being bullied by text message
25% bị bắt nạt, khủng bố trên mạng xã hội

Tuổi teen bị dụ dỗ bởi người lạ

Theo nghiên cứu Social Me của Hiệp hội Tâm lý học Úc, khoảng 15% các bạn trẻ nói rằng họ được người lạ tiếp cận qua Facebook mỗi ngày, thế nhưng phần lớn các bậc phụ huynh đều không mấy quan tâm và theo dõi các hoạt động trên mạng xã hội của con cái mình.
Các bậc cha mẹ hẳn sẽ còn kinh sợ hơn khi biết được rằng có đến 10% các bé gái đã có liên lạc hoặc trả lời những “kẻ lạ mặt” đó, hằng ngày.

Phát ngôn viên của APS, tiến sĩ Lyn O’Grady cho biết, kết quả của khảo sát này là hồi chuông cảnh báo về vai trò tối quan trọng của các bậc phụ huynh trong nhiệm vụ hướng dẫn con cái mình sử dụng mạng xã hội một cách an toàn.

APS kêu gọi các bậc cha mẹ nên đặt ra quy tắc để kiểm soát những trang web con cái có thể truy cập, thống nhất với chúng về các loại game chúng được chơi, dạy các bé tuổi teen những điều nên và không nên nói trên mạng, những chuyện gì thì nên nói riêng qua tin nhắn.

Cũng có nhiều người trưởng thành cảm thấy khó mà chủ động điều chỉnh tác động của công nghệ trên chính cuộc sống của họ. Điển hình là 54% cứ luôn dính lấy smart phone, 21% bị nhục mạ và 27% trong số họ lại còn tranh cãi với người lạ trên mạng.

lessscrolling

Do đó, tiến sĩ O’Grady nhấn mạnh rằng việc bố mẹ làm gương trong việc “sử dụng công nghệ lành mạnh” cho con trẻ là rất quan trọng.

Trong khi mạng xã hội có thể là một kho báu đối với giới trẻ cho việc tìm hiểu thế giới rộng lớn thì họ kém khả năng nhận định mối nguy hại của nó và thường dễ lôi kéo hơn người lớn.

Cô nói rằng: “Họ cần đặt ra những giới hạn, những quy định và cần phụ huynh hướng dẫn họ trong việc sử dụng mạng xã hội”.

real life
Hãy sống THẬT hơn!

Nguồn The Sydney Morning Herald

Like Vietucnews.net để cập nhật tin tức du lịch nhiều hơn!