New Zealand ra lệnh cấm súng; danh sách các nạn nhân trong vụ Christchurch được công bố

0
188

Vietucnews – Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố các loại súng bán tự động và súng trường tấn công kiểu quân đội sẽ bị cấm ở New Zealand sau vụ thảm sát nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch. Cùng ngày, một danh sách đầy đủ của tất cả 50 người đã thiệt mạng do vụ tấn công cho đến thời điểm hiện tại đã được công bố.

Lệnh cấm sẽ có hiệu lực ngay lập tức, với việc chính phủ đưa ra kế hoạch giống như chính sách mua lại súng năm 1996 của Úc.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố các loại súng bán tự động và súng trường tấn công kiểu quân đội sẽ bị cấm ở New Zealand

“Vào ngày 15 tháng 3, lịch sử của chúng tôi đã thay đổi mãi mãi. Và bây giờ, luật pháp của chúng ta cũng sẽ thay đổi như vậy”, bà Ardern nói.

“Ngày hôm nay, chúng tôi tuyên bố hành động thay mặt cho tất cả người dân New Zealand để thắt chặt luật kiểm soát súng đạn và làm cho đất nước của chúng ta trở nên an toàn hơn.”

Các phụ kiện chuyển đổi súng thường thành súng bán tự động kiểu quân đội cũng như các loại băng đạn mở rộng sẽ bị cấm.

Một lệnh ân xá sẽ được đưa ra để các chủ sở hữu súng có thể giao nộp số vũ khí bất hợp pháp của họ.

“Khi Úc tiến hành cải cách luật súng đạn tương tự, cách tiếp cận của họ là cho phép miễn trừ cho nông dân, bao gồm kiểm soát dịch hại và chăm sóc vật nuôi”, Thủ tướng Jacinda Ardern nói.

“Chúng tôi đã thực hiện hành động tương tự để xác định các vũ khí hợp pháp được sử dụng trong các khu vực đó và kiểm soát chúng.”

Đặt hoa tại Vườn Bách thảo ở thành phố Christchurch sau vụ xả súng tại nhà thờ hồi giáo. (AP / AAP)

Một lệnh tạm thời đã được ký trong khi dự luật đang được soạn thảo.

Úc đã đưa ra các cải cách súng quy mô lớn sau vụ thảm sát ở cảng Arthur, khi 35 người bị một tay súng giết hại.

Đạo luật Súng đạn Quốc gia của Úc đã cấm các loại súng trường bán tự động, súng shotgun bán tự động và nạp đạn kiểu bơm.

Sau chương trình này, 650.000 khẩu súng ở Úc đã được mua lại.

Vụ thảm sát ở cảng Arthurr, Tasmania, năm 1995 dẫn đến sự ra đời của đạo luật kiểm soát súng đạn mới nghiêm ngặt ở Úc. (AAP)

250.000 người New Zealand có giấy phép sử dụng súng tiêu chuẩn và ước tính có khoảng 1,5 triệu khẩu súng thuộc sở hữu dân sự ở nước này.

Chỉ một phần rất nhỏ trong số đó là súng trường bán tự động kiểu quân đội.

Lãnh đạo phe đối lập Simon Bridges cho biết đảng của ông sẽ ủng hộ những thay đổi về luật pháp và hợp tác với chính phủ.

“Cuộc tấn công khủng bố ở Christchurch tuần trước đã thay đổi quốc gia của chúng ta “, ông tuyên bố.

Người thân tỏ ra rất đau buồn tại đám tang của một nạn nhân tại Nghĩa trang Công viên Tưởng niệm. (AP / AAP)

“Mọi người đều đồng ý rằng công chúng không cần tiếp cận đến các vũ khí bán tự động kiểu quân đội.”

Hiệp hội Cảnh sát New Zealand cũng nhanh chóng khen ngợi động thái này.

“Đây là những vũ khí đã được sử dụng để tàn sát trẻ em, phụ nữ và đàn ông vô tội trong khi họ dễ bị tổn thương nhất “, chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát New Zealand Chris Cahill nói.

“Đó là một động thái mà chúng ta – với vai trò là một cộng đồng – có thể tự hào.”

Một bản kiến ​​nghị có chữ ký của 65.000 người kêu gọi cấm vũ khí bán tự động đã được đệ trình lên quốc hội New Zealand trước đó trong ngày 21/3.

Gần 10 triệu đô la New Zealand (9,7 triệu đô la Úc) đã được huy động để ủng hộ cho các gia đình nạn nhân.

Đám tang một nạn nhân tại Flagstaff Gardens, Melbourne, Thứ Năm, ngày 21 tháng 3 năm 2019. (AAP)

“Chúng tôi đã bị choáng ngợp với các khoản đóng góp, nhiều hơn những gì chúng tôi nghĩ là có thể,” các nhà tổ chức nói về khoảng 86.000 lượt đóng góp cho trang Givealittle.

Một chiến dịch thứ hai, khởi xướng bởi Trung tâm Thông tin Hồi giáo New Zealand, đã nhận khoảng 2,4 triệu đô la New Zealand (2,32 triệu đô la Úc) cho các gia đình nạn nhân.

“Không có số tiền nào có thể mang lại sự sống cho những người thân yêu của họ, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ giảm bớt gánh nặng cho họ theo một cách nào đó”, các nhà tổ chức của trang Launchood nói.

Một nữ sĩ quan cảnh sát đứng gác với một bông hồng để tưởng nhớ một nạn nhân của vụ xả súng. (AP / AAP)

Trước đó, những người nổi tiếng hạng A như Madonna, Ben Stiller và Chris Rock đã quyên góp cho các tổ chức từ thiện khác nhau sau sự kiện này.

Một danh sách đầy đủ của tất cả 50 người đã thiệt mạng do vụ tấn công cho đến thời điểm hiện tại đã được công bố.

Danh sách dưới đây bao gồm tên, tuổi, quốc tịch và nơi mất của 33 nạn nhân:

CÁC NẠN NHÂN THIỆT MẠNG TẠI NHÀ THỜ MASJID AL NOOR:

  1. Mohsen Mohammed al Harbi, 63 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  2. Isaid Junaid, 36 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  3. Mucaad Ibrahim, 3 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  4. Muse Nur Awale, 77 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  5. Haji Mohemmed Daoud Nabi, 71 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  6. Hussein Mohamed Khalil Moustafa, 70 tuổi, công dân New Zealand và Ai Cập (nam)

    Người ta đặt nhiều kỷ vật của nạn nhân Hussein Mohamed Khalil Moustafa tại Vườn Bách thảo ở thành phố Christchurch. (AP / AAP)
  7. Mounir Guirgis Soliman, 68 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  8. Muhammad Abdus Samad, 66 tuổi, công dân New Zealand và Bangladesh (nam)
  9. Ashraf Ali, 58 tuổi, công dân Fijian (nam)
  10. Lilik Abdul Hamid, 57 tuổi, công dân Indonesia (nam)
  11. Amjad Kasem Hamid, 57 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  12. Matiullah Safi, 55 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  13. Ashraf El-Moursy Ragheb, 54 tuổi, công dân New Zealand và Ai Cập (nam)
  14. Haroon Mahmood, 40 tuổi, công dân Pakistan (nam)
  15. Syed Jahandad Ali, 34 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  16. Ata Mohammad Ata Elayyan, 33 tuổi, công dân New Zealand và Jordan (nam)
  17. MD Mojammel Hoq, 30 tuổi, công dân Bangladesh (nam)
  18. Farhaj Ahsan, 30 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  19. Ramiz Arifbhai Vora, 28 tuổi, công dân Ấn Độ (nam)
  20. Syed Areeb Ahmed, 26 tuổi, công dân Pakistan (nam)
  21. Ozair Kadir, 24 tuổi, công dân Ấn Độ (nam)
  22. Tariq Rashid Omar, 24 tuổi, công dân New Zealand (nam)

    Tri ân nạn nhân Tariq Rashid Omar vơi hoa, ảnh và các vật phẩm.
  23. Muhammad Haziq Mohd-Tarmizi, 17 tuổi, công dân Malaysia (nam)
  24. Hamza Khaled Alhaj Mustafa, 16 tuổi, công dân New Zealand (nam)
  25. Sayyad Ahmad Milne, 14 tuổi, công dân New Zealand (nam)

    Một học sinh từ trường trung học Cashmere được người thân an ủi sau đám tang của người bạn Sayyad Ahmed Milne, 14 tuổi – đám tang thứ 8 trong số 50 nạn nhân của vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo.
  26. Husna Ahmed, 44 tuổi, công dân New Zealand (nữ)

CÁC NẠN NHÂN THIỆT MẠNG TẠI NHÀ THỜ LINWOOD MASJID:

  1. Ghulam Hussain, 66 tuổi, công dân Pakistan (nam)
  2. Musa Vali Suleman Patel, 59 tuổi, công dân Fijian (nam)
  3. Mohamad Moosid Mohamedhosen, 54 tuổi, công dân Mauriti (nam)
  4. Muhammad Zeshan Raza, 38 tuổi, công dân Pakistan (nam)
  5. Linda Susan Armstrong, 64 tuổi, công dân New Zealand (nữ)

    Một người mang một tấm biển ghi “xin chào anh trai” trong đám tang của Haji Mohammed Daoud Nabi, 71 tuổi – đám tang thứ 12 trong số 50 nạn nhân của vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo.
  6. Karam Bibi, 63 tuổi, công dân Pakistan (nữ)                                                              NẠN NHÂN CHẾT TRONG BỆNH VIỆN CHRISTCHURCH         
  7. Khaled Mwafak Alhaj-Mustafa, 44 tuổi, công dân New Zealand (nam)

Nguồn: 9news.com.au