Mẹo tâm lý giúp chúng ta không trì hoãn công việc

0
936

(Báo Úc) Bạn còn có việc quan trọng cần hoàn thành? nhưng bạn lại viện đủ ngàn lý do để bào  chữa cho việc trì hoãn, chưa bắt tay vào làm việc ngay. Đã bao giờ bạn nói: “Mình còn nhiều thời gian mà, để làm sau cũng được.” Nếu câu trả lời là có thì bạn không hề cô đơn đâu nhé. Khi chúng ta bắt đầu một công việc gì đó, chúng ta thường thong thả, nhưng cuối cùng chúng ta nhận ra rằng “hạn cuối” đang đến gần, nhanh hơn chúng ta nghĩ, nhưng đến lúc này không có đủ thời gian để làm mọi thứ nữa.

Dưới đây là một vài mẹo tâm lý cho tất cả những ai thực sự muốn hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn mà hiệu quả công việc cũng cao.

Chúng ta vẫn luôn đánh lừa bản thân nghĩ rằng mọi chuyện vẫn được kiểm soát và chúng ta vẫn còn nhiều thời gian để hoàn thành công việc. Như vậy chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành công việc đúng thời hạn. Thực tế sự trì hoãn trong công việc khiến bạn sẽ phải trả giá đấy.

Nhưng tại sao chúng ta vẫn “thường xuyên” bị mắc bẫy?

Các nhà khoa học nói rằng sự trì hoãn có thể do 5 nguyên nhân chính, đó là:

  1. Chúng ta có xu hương trì hoãn những việc không có húng thú.
  2. Chúng ta sợ chúng ta sẽ thất bại.
  3. Chúng ta quen làm việc trong những tình huống căng thẳng.
  4. Chúng ta “ảo tưởng” đánh giá cao khả năng của bản thân mình.
  5. Chúng ta không làm gì cả vì ngay lúc này công việc cũng “ngập đầu” rồi.

Thời gian dành cho những việc làm gây mất tập trung tưởng chừng “vô hại” nhưng thực tế lại rất có hại. Chúng ta có xu hướng trở nên kém tự tin và mất động lực và sự hiểu biết về tình trạng công việc của chúng ta.

Nếu chúng ta tiếp tục trì hoãn công việc cho đến “ngày mai” nào đó thì có lẽ không bao giờ đến. Có thể mà dẫn đến việc chúng ta bị stress, thất vọng, mối quan hệ với đồng nghiệp và bạn bè bị sứt mẻ, và nhiều hệ lụy khác.

Theo hai nhà tâm lý học người Mỹ Dianne Tice và Roy Baumeister, sự trì hoãn trong công việc là thói quen tận hưởng thời gian nghỉ ngơi khiến cho cuối cùng chúng ta phải trả giá. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen trì hoãn công việc có nhiều tác động tiêu cực, bao gồm:

  • Trầm cảm hay chán nản
  • Giảm lòng tự trọng
  • Lo lắng
  • Stress
  • Tin vào những điều phi lý.

Việc chần trừ, tri hoãn công việc không phải là một hành vi vô tội, và chúng ta nên tìm hiểu làm thế nào để thoát khỏi thói quen xấu này.

Theo như những nghiên cứu về tâm lý, tất cả những gì ta thực sự cần là một hệ thống cho công việc. Rất nhiều người thường trốn tránh những gì liên quan đến hệ thống và luật lệ, vì họ nghĩ chúng sẽ mang đến cho họ một cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ, và họ muốn được tự do. Nhưng thực ra hệ thống và luật lệ không đáng sợ như những gì ta thường nghĩ, ngược lại chúng lại rất hữu dụng nếu bạn muốn cải thiện hiệu quả làm việc của bản thân.

7 mẹo tâm lý giúp tiến trình làm việc hiệu quả:

  1. Tạo động lực cho mình
  2. Tự đặt ra deadline
  3. Hệ thống trách nhiệm (cam kết với đồng nghiệp hoặc một bạn đồng hành.)
  4. Chia khoảng thời gian làm việc thành những khoảng thời gian nhỏ.
  5. Loại bỏ mọi phiền nhiễu.
  6. Chế độ ăn uống lành mạnh.
  7. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

Điều quan trọng nhất chính là động lực. Nhiệm vụ mà bản thân không thích làm thì chính là thứ giúp bạn phát triển thêm sức mạnh bên trong của bản thân. Vì vậy, mỗi khi bạn bắt đầu vào làm một công việc mới, bạn nên tự đặt câu hỏi đơn giản: ” Tại sao mình lại làm việc này?”. Chiến lược này sẽ giúp bạn có động lực.

Tay đấm huyền thoại Muhammad Ali từng một lần thừa nhận rằng ông rất ghét những buổi huấn luyện sáng buồn tẻ. Nhưng ông vẫn tiếp tục tập luyện kiên trì, vì ông biết đây là con đường duy nhất để trở thành nhà vô địch.

Có thời gian giải lao trong khi làm việc hoặc học tập. Nếu bạn quá tập trung vào một việc trong một thời gian dài, bạn sẽ bị căng thẳng và kiệt sức. Thử đặt ra thời gian kết thúc cho mỗi nhiệm vụ đó và tự thưởng cho mình phần thưởng nhỏ khi kết thúc nhiệm vụ. Làm việc với bạn bè hoặc đồng nghiệp giúp bạn có thể duy trì một thái độ có trách nhiệm với công việc hơn. Ăn uống điều độ và tập thể dục cũng là những cách rất hiệu quả để loại bỏ thói quen trì hoãn công việc. Quá trình vận động và các chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho não bộ mà còn giúp tăng ý chí hoàn thành công việc.

Nếu bạn kết hợp tất cả những điều này bạn sẽ có một hệ thống sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình trong mà vẫn tận hưởng được cuộc sống. Và đừng quên rằng triết lý của sự thay đổi dựa trên ba điều chính: tự chủ, suy nghĩ tích cực, và mối quan hệ tốt với những người khác.

Tho Nong Mai/ Theo BrightSide