Contents
(Vietucnews) Ngày 10/11, Hạ viện Úc đã thông qua dự luật cấm vĩnh viễn người tị nạn bất hợp pháp vào Úc bằng thuyền dù còn nhiều tồn tại.
Hiện nay, dự luật đang chờ Thượng viện phê chuẩn vào ngày mai 14/11 nhưng đang vấp phải nhiều sự phản đối của các nghị sỹ vì những lý do sau:
Ảnh hưởng lớn với các nhóm người tị nạn
Đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự luật này là những người mà chính phủ Úc đưa đến đảo Nauru hoặc Manus sa ngày 19/7/2013. Ngoài ra, những người tị nạn ở hai đảo này đủ điều kiện trở lại Úc vì lý do y tế hay lý do nào khác cũng không thể quay lại Úc do dự luật cấm vĩnh viễn người tị nạn bất hợp pháp vào Úc.
Làm mất hiệu lực của nhiều quy định
Dự luật là điểm mới được bổ sung vào Đạo luật di trú năm 1958 đã ngăn chặn nhóm những người dân có thể làm đơn xin thị thực hợp lệ. Nhiều quy định về visa của Luật Di trú cũng mất dần hiệu lực như visa đầu tư, visa Electronic Travel Authority, tị nạn và nhân đạo (Class XB) hay các loại visa thường trú khác.
Cụ thể, trường hợp của phó giáp sư Munjed Al Muderis đang là một bác sĩ phẫu thuật hàng đầu của Úc đến Úc bằng thuyền tị nạn, ở lại Úc bằng visa bảo vệ và được tái nhập cảnh vào Úc theo diện người nhập cư có tay nghề. Ông đã đưa mẹ mình đến Úc sau đó. Nếu dự luật được thông qua cũng đồng nghĩa với việc không có một người tương tự như giáo sư Munjed Al Muderis.
Chia cắt nhiều gia đình
Đây là tác động lớn nhất của dự luật khi chia cắt nhiều gia đình đang sinh sống trên đảo Nauru và Manus vì trong một gia đình, không phải ai cũng cùng đến trước hoặc sau ngày 19/7/2013 nên có những thành viên sẽ được ở lại Úc, có người sẽ phải ra đi.
Với dự luật, các thành viên trong một gia đình sẽ không thể tới thăm nhau ở Úc, không thể du lịch nước ngoài mà không có sự cho phép của chính phủ Úc.
Làm tổn thương nhóm người dễ bị tổn thương
Dự luật này mang tính chất trừng phạt chứ không đơn giản là bảo vệ nước Úc bởi những người tị nạn. Lý do là nhóm người dễ tổn thương nhất chính là những người tị nạn giờ đây sẽ bị buộc vào trại giam vô thời hạn ở những nơi xa trong những điều kiện vô cùng khủng khiếp sau khi dự luật được thông qua.
Đối với 30.000 người đang tìm kiếm sự bảo vệ, dự luật cũng làm tổn thương sâu sắc trong cộng đồng khi ảnh hưởng đến tinh thần vốn đã nhạy cảm với sự phân biệt, chưa kể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Không cần thiết và phi lý
Dự luật bị các tổ chức nhân đạo quốc tế lên án khi chính bản thân nó không có căn cứ để cần thiết áp dụng. Dù rằng Chính quyền đương nhiệm cho rằng dự luật chỉ để ngăn chặn các trường hợp lừa đảo để nhập cảnh vào Úc như kết hôn giả, buôn bán người,…
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Luật Di trú có nhiều biện pháp để ngăn chặn điều đó và được sử dụng thường xuyên. Còn dự luật cấm vĩnh viễn người tị nạn bất hợp pháp vào Úc có thể ngăn chặn người đủ điều kiện định cư Úc chỉ vì họ từng có mặt trên đảo Nauru hoặc Manus.
Vi phạm nhân quyền
Dự luật đã vi phạm điều 31 của Công ước về người tị nạn. Theo đó, dự luật sẽ ngăn chặn cả những người đang cần được bảo vệ khi phải chạy trốn các cuộc đàn áp. Dự luật không khác gì một văn bản phân biệt đối xử bằng việc từ chối họ, trong khi đáng lý ra họ phải được đối xử bình đẳng như mọi công dân toàn cầu khác.
Dự luật cấm vĩnh viễn người tị nạn ở Úc trên do đảng cầm quyền của Thủ tướng Malcolm Turnbull đề xuất từ ngày 8/11. Còn Công đảng đối lập cho rằng chính phủ nên tập trung tìm cách đưa người tị nạn ra khỏi trại tạm trú ở đảo Nauru thay vì sử dụng các biện pháp cấm thị thực bằng dự luật kia.
Rosa nguyen/Theo Refugeecouncil.org.au
TIN BÀI LIÊN QUAN:
- Người tị nạn bất hợp pháp bị cấm tới Úc vĩnh viễn
- Úc vi phạm công ước khi cấm cửa người vượt biên
- Úc: Nguy cơ bất thành kế hoạch cấm nhập cảnh vĩnh viễn người tị nạn