Úc là một quốc gia được thành hình bởi nền tảng đa văn hoá và bởi lẽ vậy Úc rất tự hào là một quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Một quốc gia luôn tôn trọng ‘tự do’ và với nền tảng pháp lý vững chắc thì lại càng khiến cho các dân từ những quốc gia khác mong muốn định cư tại Úc.
Người viết khẳng định rằng Úc là một quốc gia thích hợp với người Việt Nam nhất bởi khoảng cách địa lý không xa, khí hậu luôn trong sạch và xã hội văn minh hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới…tôi chưa kể tới các đồ ăn thức uống luôn trong sạch và phí sinh hoạt phải chăng.
Kể từ năm 1945, đã có hơn 7 Triệu người đến từ khắp góc ngách của thế giới mong muốn để có được một cuộc sống tốt đẹp tại nơi thiên đường này và tôi tin rằng quyết định của họ là chưa từng sai. Mỗi một con người tới Úc đều đem theo họ một nét riêng và chính những nét riêng đó đã tô đậm nên một quốc gia được công nhận là ‘quốc gia tối đa văn hoá’. Một quốc gia chứa đầy đủ các con người từ tất cả các nền văn hoá trên thế giới, tất cả các chủng tộc trên thế giới và tất cả các tôn giáo trên thế giới đều được thấy tại xứ sở Kangaroo này.
Bởi nhu cầu nhập cư Úc ngày càng cao, và tất nhiên chính phủ của xứ sở này đã bắt buộc phải siết chặt các chính sách cũng như luật lệ để bảo vệ biên giới nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người dân của họ có một cuộc sống ‘an bình’. Đây là điều dễ hiểu và đáng khen.
Thời nay, để nhập cư vào Úc hay để được sinh sống tại Úc là một đặc quyền chứ không phải thích thì ở và không thích thì đi. Vào những khoảng 10 năm gần đây, đã có những các thời điểm rầm rộ về việc Úc cấp visa thường trú cho các sinh viên quốc tế cũng như những người có tay nghề nhưng phải sau một chặng đường dài, chính phủ Úc mới nhận ra một điều rằng họ đã sai trong suy nghĩ. Họ đã nhận được rằng sau khi được cấp thường trú Úc đó, đa phần những thường trú nhân đó đã ‘cắp cánh bay xa’ đi tới những quốc gia mà có thể ưu đãi họ hơn…Úc đã cảm thấy mình bị lợi dụng…Không lâu sau đó, Úc đã siết chặt chính sách áp dụng cho những thường trú nhân và với thái độ rằng nếu các bạn không công nhận Úc là quốc gia của các bạn thì các bạn nên dành các vị trí đó cho những người nào đó…đã là quốc gia của các bạn thì các bạn phải ở đây, phải đóng góp và tuân thủ các luật lệ của chính phủ nói chung.
Sau khi chính phủ thông báo về sửa đổi luật thì tự nhiên các thường trú nhân đó đã phải hành động ngay lập tức, chỉ một là Úc còn không thì thôi. Úc vẫn công nhận song tịch nhưng điều ở đây người viết đang muốn nhắc nhở rằng nếu là công dân hay thường trú nhân của Úc thì thời gian bắt buộc phải sống tại Úc phải nhiều hơn tại các quốc gia khác…đây là nhằm ‘gây khó’ cho các thường trú nhân của Úc nhưng làm việc tại các quốc gia khác. Luật di trú hiện hành cũng rất chặt chẽ đối với thường trú nhân và như vậy cũng vẫn chưa đủ vì Úc luôn yếu với nguồn lao động (nhân lực) và bởi vậy chính phủ Úc đã công bố vào ngày 20 tháng 4 năm 2017 về việc ý định sửa đổi Luật Quốc Tịch.
Mục đích của việc sửa đổi này cũng không hẳn chỉ nhằm mục đích duy trì nguồn lao động tại Úc, nhưng với những sự việc xảy ra trên thế giới hiện nay, chính phủ Úc cũng đầu tư không ít để đảm bảo quốc gia của mình là một quốc gia vừa thoáng với dân nhưng lại chặt chẽ với thành phần khủng bố. Hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia đã tăng cường đáng kể và Úc sẽ luôn là một quốc gia độc lập…một mình một châu.
Đang với các tình huống luôn bị đe doạ này, đây cũng là thời gian tốt nhất để cho các thường trú nhân nếu có mong muốn trở thành công dân (quốc tịch) của Úc. Sẽ cùng chia sẻ hướng chung của quốc gia, gắn bó với Úc cũng như bài trừ các thành phần luôn khiến cho các người con của Úc lo sợ.
Luật Quốc Tịch Úc
Luật Quốc Tịch Úc chính thức được công bố vào năm 1948 và có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 1 năm 1949. Kể từ hôm đó và vào những ngày 26 tháng 1 hằng năm được gọi là Australia Day (lễ toàn quốc)
Vào năm 2015, chính phủ tham giò ý kiến trên toàn quốc về việc sửa đổi luật quốc tịch Úc và sau khi nhận được ý kiến từ những cơ quan/bộ phận như Luật Viện, Viện Di Trú, Liên Đoàn Di Trú, các bộ phận phi chính phủ, và v.v…với những ý kiến sửa đổi và chính phủ bắt tay vào việc liền.
Dưới đây là 7 mục sửa đổi chính cho luật quốc tịch Úc:
1. Tăng thời gian sống tại Úc lâu hơn.
Luật hiện hành: Thường trú 1 năm
Luật mới: Thường trú 4 năm
2. Trắc nghiệm tiếng Anh.
Đương đơn sẽ phải chứng minh khả năng Anh ngữ như nghe, nói, đọc và viết trước khi được thi quốc tịch.
3. Nguyện trung thành với Úc.
Trong các đơn xin visa và quốc tịch sẽ có mục yêu cầu đương đơn phải nguyện trung thành và đóng góp cho Úc.
4. Bài trắc nghiệm khó hơn và cộng với các câu hỏi mới về giá trị, đặc quyền và trách nhiệm của công dân Úc.
5. Yêu cầu đương đơn chứng minh đã có sự hoà nhập với cộng đồng. Chứng minh bằng cách cung cấp các chứng từ liên quan đến công ăn việc làm hoặc không đi làm thì phải chứng minh đã và đang cố gắng tìm việc làm hoặc đi học. Đã và đang đóng thuế hoặc các công việc thiện nguyện với các tổ chức phi chính phủ. Những người con của họ đang ăn học và chấp hành các luật lệ tại Úc.
7. Tăng tuổi yêu cầu đương đơn nguyện trung thành với Úc lên tuổi 16.
Cố Vấn Tạ Quang Huy
P.S. Luật này chưa có hiệu lực đâu các bạn nhé…đừng hiểu lầm là đã có hiệu lực từ 20/04/2017…dự kiến thôi…ai chưa xin thì xin liền…