Khi xảy ra tai nạn, sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Và có thể sẽ nhiều tình huống khiến bạn bối rối. Dưới đây là một số chỉ dẫn và lời khuyên dành cho bạn.
1. Chuẩn bị trước khi tai nạn xảy ra
Bạn không bao giờ biết được khi nào sẽ xảy ra tai nạn, vì vậy, điều quan trọng nhất là hãy luôn chuẩn bị và sẵn sàng để có thể đối mặt với nó. Chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị các loại giấy tờ: bảo hiểm, đăng ký xe và giấy phép; nhưng bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ khẩn cấp trong xe.
Bộ dụng cụ khẩn cấp của bạn tối thiểu nên bao gồm những đồ dùng sau:
- Bộ đồ sơ cứu y tế
- Đèn pin
- Đồ cắt dây an toàn (Seat belt), và đồ phá cửa sổ
- Đèn rọi cảnh báo nguy hiểm, phản quang xe hơi hoặc cọc tiêu giao thông.
Bạn cũng nên mang theo những thứ sau nếu có thể:
- Thiết bị chụp ảnh (ngoài điện thoại)
- Form báo cáo tai nạn ô tô (hoặc ít nhất là một cây bút và một vài tờ giấy)
- Thẻ y tế cả nhân bạn và người ngồi trên xe
- Danh sách số điện thoại liên lạc với các cơ quan chức năng tại địa phương.
Hầu hết tất cả những vật dụng trên đều có thể để trong cốp xe của bạn, vì vậy không có lý do gì để bạn không thể mang theo chúng mỗi khi ra ngoài. Bạn càng có sự chuẩn bị chu đáo, bạn càng có nhiều cơ hội và tự tin để giải quyết các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
2. Đảm bảo tất cả mọi người đều ổn và di chuyển đến nơi an toàn
An toàn luôn phải được ưu tiên hàng đầu khi một tai nạn xảy ra, vì vậy trước khi làm bất cứ điều gì khác, hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người trên chuyến xe đều ổn. Kiểm tra tất cả những người đồng hành cùng bạn. Nếu ai đó bị tổn thương hoặc có các triệu chứng lạ, hãy gọi 000 ngay.
Khi đã chắc chắn là mọi người đều ổn, bạn nên di chuyển mọi người đến nơi an toàn càng sớm càng tốt.
Cho dù bạn có di chuyển xe hay không, hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm, đặt cọc tiêu giao thông, phản quang xe hơi và làm bất cứ điều gì bạn có thể để các phương tiện khác có thể nhận ra tình hình để tránh gây thêm tai nạn. Nếu như không có ven đường, hãy cố gắng để tránh xa dòng xe cộ lưu thông trên đường.
3. Giữ bình tĩnh
Nếu tai nạn không phải là lỗi của bạn, bạn có thể cảm thấy tức giận và la mắng người lái xe kia. Điều này thật sự không tốt. Thứ nhất, đổ lỗi cho người kia có thể khiến bạn khó thỏa thuận với họ hơn, trong khi bạn vẫn sẽ cần phải lấy thông tin từ họ. Thứ hai, giận dữ sẽ khiến bạn mất tỉnh táo và không thể giải quyết các vấn đề ổn thỏa.
Hãy nhớ rằng, bạn vẫn cần trao đổi thông tin, nộp báo cáo với cảnh sát, ghi lại thiệt hại đối với chiếc xe của bạn và liên hệ với công ty bảo hiểm.
Còn nếu đây là lỗi của bạn, kể cả khi người kia có la mắng bạn, hãy làm tốt công việc của mình và cư xử lịch sự nhất có thể.
4. Báo cảnh sát và nộp báo cáo
Khi đảm bảo mọi người đều an toàn, hãy gọi cho cảnh sát, nếu gọi cho cảnh sát bạn phải chuẩn bị
- Bằng lái xe
- Thông tin đăng ký xe
- Bằng chứng rằng bạn là chủ xe (hoặc liên quan)
- Địa chỉ hiện tại của bạn (nếu nó khác với lisence)
Sau đó bạn cần phải điền vào một tờ báo cáo tai nạn và cung cấp thông tin về địa điểm và thời gian xảy ra tai nạn, thông tin của người trên xe, ghi chú về thương tích trên cơ thể và thiệt hại tài sản. Ghi nhớ không nên ký giấy tờ lạ, trừ khi form từ cảnh sát và công ty bảo hiểm.
Trong trường hợp không bên nào muốn liên lạc với cảnh sát, bạn vẫn nên nhớ có một số lợi ích nhất định khi bạn liên hệ cảnh sát. Vì nếu sau đó có thương tích, bạn có thể tìm kiếm bồi thường dễ hơn. Ngoài ra, báo cáo của cảnh sát sẽ làm tăng tính thuyết phục khi bạn yêu cầu bảo hiểm, vì cảnh sát là đại diện cho một bên thứ ba không thiên vị.
Thêm nữa, ngay lúc đó, bạn có thể nghĩ rằng xe của bạn không bị hư, nhưng nếu bạn xe của bạn thực sự bị hư hỏng sau đó, báo cáo của cảnh sát giúp bạn dễ dàng hơn trong việc yêu cầu bồi thường.
5. Thu thập thông tin của của đối phương
Trong khi bạn chờ cảnh sát đến nơi, điều bắt buộc là bạn phải có thông tin về bảo hiểm và thông tin cá nhân của người kia. Ít nhất, hãy đảm bảo rằng bạn viết ra những điều sau:
- Tên
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Kiểu xe
- Biển số xe
- Hãng bảo hiểm và số hợp đồng bảo hiểm của họ
Bạn nên thử và lấy thêm những thông tin này nếu được:
- Địa chỉ email của họ
- Mối quan hệ của họ với chủ xe (nếu họ không phải là chủ sở hữu)
- Một bức ảnh của họ
Cuối cùng, hãy cẩn thận về thông tin bạn đưa ra. Không bao giờ ký vào bất kỳ một văn bản nào, trừ khi đó là do cảnh sát hoặc đại lý bảo hiểm của bạn.
6. Không thừa nhận tội lỗi hoặc xin lỗi
Để bảo vệ chính mình, điều quan trọng là bạn không bao giờ thừa nhận rằng tai nạn là lỗi của bạn. Craig Howie tại CNN giải thích rằng ngay cả khi tai nạn là lỗi của bạn, và dù bạn cảm thấy như thế nào, nhận lỗi hoặc xin lỗi có thể khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn cho bạn. Khi bạn nói chuyện với người lái xe kia, chỉ đưa ra các sự kiện và giới hạn cuộc thảo luận của bạn về tai nạn càng nhiều càng tốt. Hãy để cảnh sát và công ty bảo hiểm xác định lỗi. Bạn có thể cảm thấy rất tồi tệ ngay vào lúc đó, nhưng bạn sẽ còn thấy mọi thứ tồi tệ hơn nữa nếu phí bảo hiểm của bạn tăng lên hoặc nếu như bạn bị kiện.
7. Chụp ảnh và ghi chú cho công ty bảo hiểm của bạn
Chụp ảnh cảnh tai nạn, hư hỏng xe của bạn, thương tích và hiện trường xung quanh. Bạn có thể dễ dàng thực hiện tất cả những điều này bằng điện thoại, nhưng có thể sử dụng máy ảnh dự phòng.
Một khi bạn đã có tất cả các bức ảnh bạn cần, hãy dành một chút thời gian để viết ra chính xác những gì đã xảy ra. Mô tả tình huống càng chi tiết càng tốt và bao gồm những nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Bạn càng chú ý đến những gì đã xảy ra, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vấn đề với cảnh sát và nhân viên bảo hiểm sau đó.
8. Tìm đến bác sĩ (hoặc ít nhất liên hệ một ai đó)
Ngay cả khi bạn cảm thấy ổn sau khi xảy ra tai nạn, bạn vẫn nên tìm đến sự giúp đỡ. Bạn có thể vẫn cảm thấy tốt, nhưng có một số thương tích liên quan đến tai nạn xe hơi mà không biểu hiện các triệu chứng ngay lập tức. Adrenaline của bạn có thể dễ dàng che giấu việc bạn đang bị thương, vì vậy hãy luôn chú ý quan sát các biểu hiện của cơ thể sau tai nạn.
Whiplash (dạn xương) là một trong những thương tích phổ biến nhất và có thể mất đến 24 giờ để bạn phát hiện ra các triệu chứng. Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất:
- Đau cứng cổ
- Đau hơn khi cử động cổ
- Không thể cử động cổ
- Nhức đầu, thường bắt đầu ở đáy hộp sọ
- Đau ở vai, lưng hoặc cánh tay
- Ngứa ran hoặc tê ở cánh tay
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng trên, hãy đi kiểm tra bác sĩ nhanh nhất có thể, bởi các chấn thương liên quan đến cột sống hoặc cổ luôn có những biến chứng khó lường. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình ổn ít nhất, bạn hãy gọi cho bác sĩ để thảo luận về vụ tai nạn và nhận lời khuyên.
XEM THÊM:
Bị kẹt chân ga ở vận tốc 190 km/ h bạn phải làm gì?
Like Vietucnews để nhận thêm thông tin!
Thảo Phạm/Theo Life Hacker