Cảnh sát Queensland bị buộc tội kỳ thị trên đảo Palm

0
226

Tòa án liên bang đã ra một phán quyết chỉ trích cảnh sát Queensland, trong một vụ phân biệt chủng tộc liên quan đến cái chết trong khi bị giam giữ của Camaron Doomadgee, thường được biết dưới tên Mulrunji, trên đảo Palm 12 năm về trước.

Một vụ kiện tập thể nhân danh các thành viên của cộng đồng, đã kết thúc với việc bồì thường hơn 200 ngàn đô la.

Hơn một thập niên qua, sau cái chết của người đàn ông Thổ dân 36 tuổi Camaron Doomadgee, thường được biết dưới tên Mulrunji, khi bị cảnh sát giam giữ và vụ nổi loạn xảy ra sau đó, cộng đồng cư dân trên đảo Palm ở phía bắc Queensland, dường như đã nhận được phán quyết công lý mà họ mong chờ từ lâu.

Tòa án liên bang đã chấp thuận hầu hết các đơn kiện, cho thấy một bước tiến quan trọng trong điều mà cộng đồng cho là, một cuộc tranh đấu với nền luật pháp của tiểu bang.

Luật sư Stewart Levitt nói rằng, kết quả của vụ kiện là phần thưởng cho sự quyết tâm của cộng đồng.

“Tầm quan trọng của vụ kiện cho thấy, với lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm, cuối cùng công lý đã được đạt đến”.

Chánh án tòa án liên bang là bà Debbie Mortimer cho biết, cảnh sát Queensland đã vi phạm đạo luật về Kỳ thị chủng tộc trong 10 trường hợp, liên quan đến vụ kiện và trong các sự kiện tiếp theo đó, tiểu bang Queensland phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Việc bao gồm: vụ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, bố trí đội cảnh sát chống khủng bố trang bị đầy đủ, cũng như không hợp tác với nhà cầm quyền trong việc điều tra một nhân viên cảnh sát về cái chết nói trên.

Thẩm phán Mortimer tìm thấy, viên cảnh sát đã hành động trong một trường hợp được miễn tội, khi đối phó với người Thổ dân và đặc biệt là với cộng đồng trên đảo Palm.

Bà cho biết, chuyện này có thể không xảy ra, trong một cộng đồng không phải là Thổ dân.

Vụ việc được biết trước đó, một cuộc hành quân cảnh sát diễn ra vào lúc sáng sớm, tiếp theo vụ bạo động theo sau cái chết của ông Doomadgee, đã có từ 88 đến 111 cảnh sát, tiến vào cộng đồng không có đến 2 ngàn cư dân, trước khi chỉa súng vào những trẻ em kêu khóc.

Ông Lex Wotton bị tù do tội xúi giục nổi loạn, trong đó trạm cảnh sát và nhà của nhân viên cảnh sát bị tình nghi giết chết ông Doomadgee, đã bị đốt cháy rụi.

“Vụ kiện giúp cho dân đảo Palm lần đầu tiên thấy được những điều họ hy vọng, đó là các sửa chữa trong hệ thống pháp luật, họọ không phải tự mình giải quyết vấn đề, không phải nổi loạn cũng không phải mãi mãi là những nạn nhân”. Ông Stewart Levitt, người đứng đầu trong đơn kiện tập thể nói.

Ông Wotton cáo buộc, cảnh sát không cảnh cáo trước khi xử dụng súng bắn tia điện taser vào ông và xảy ra trước mắt con cái của ông.

Ông Wotton là người đứng đầu vụ kiện tập thể cho biết, ông hy vọng phán quyết cho thấy những thay đổi cần thiết, trong cách thức cảnh sát đối phó với cộng đồng Thổ dân.

“May mắn thay vụ kiện đã thay đổi rất nhiều trong phạm vi cảnh sát hành động và việc này trở lại chuyện tranh luận khoảng 25 năm về trước, về Ủy hội Hoàng gia Điều tra về cái chết của người Thổ dân bị giam giữ”.

Thẩm phán Mortimer cho rằng, phản ứng của cảnh sát trên đảo Palm là quá đáng và không thích hợp, bà chấp thuận tiền bồì thường là 220 ngàn đô la.

Thế nhưng bà từ chối chấp thuận tất cả các đương đơn, về mọi yêu sách.

“Tôi quyết định chấp nhận một số các đơn kiện về kỳ thị là thắng kiện, thế nhưng không phải tất cả và một số chứ không phải toàn thể các đương đơn, sẽ cảm thấy nhẹ nhõm”.

Được biết vào năm 2006, một cuộc điều tra của thẩm phán điều tra hậu tử về cái chết của ông Doomadgee, tìm thấy ông chết vì bị trọng thương, như gãy xương sườn, thủng gan và lá lách, do bị đánh đập.

Vào năm sau đó, Thượng sĩ cảnh sát Queensland là ông Chris Hurley, vốn là người tiên khởi bắt giữ ông Doomadgee, không bị tội ngộ sát.

Thẩm phán Mortimer nói rằng, việc cho phép ông tiếp tục làm việc sau cái chết của ông Doomadgee, khiến cho Cảnh sát Queensland đi ngược với Đạo luật Chống Kỳ thị chủng tộc.

Ông Stewart Levitt hy vọng, bản án thuận lợi sẽ vãn hồi niềm tin về hệ thống luật pháp của tiểu bang, đối với cư dân trên đảo Palm.

“Vụ kiện giúp cho dân đảo Palm lần đầu tiên thấy được những điều họ hy vọng, đó là các sửa chữa trong hệ thống pháp luật, họọ không phải tự mình giải quyết vấn đề, không phải nổi loạn cũng không phải mãi mãi là những nạn nhân”. Ông Stewart Levitt, người đứng đầu trong đơn kiện tập thể nói.

Trong khi đó, nghiệp đoàn Cảnh sát Queensland bác bỏ các hành động của cảnh sát là do động cơ kỳ thị.

Tòa án liên bang yêu cầu cảnh sát Queensland xem xét việc đưa ra lời xin lỗi, về những hành động của cảnh sát.

Được biết chính phủ Queensland nói rằng, họ sẽ xem xét cẩn thận về phán quyết nói trên, trước khi trả lời về chuyện này.

Nguồn: sbs.com.au

Ngọc Trâm/Vietucnews