Du khách tới Úc theo diện du lịch kết hợp lao động chỉ được trả $1.35 đô la Úc một giờ làm việc sau khi bị lôi kéo họ tới một vùng xa xôi hẻo lánh để làm việc.
TIN LIÊN QUAN:
- Lao động kết hợp du lịch Úc được miễn thuế
- Thông tin mới về chương trình vừa học vừa làm tại Úc
- Ký hợp tác cấp visa vừa làm vừa du lịch tại Úc
- Kinh nghiệm làm thêm kiếm 23 AUD mỗi giờ
Đó là trường hợp của những người lao động khi làm việc cho Harold William Jackson, trước đây là chủ sở hữu và điều hành công ty chuyên đồ ngũ kim và kính và và quán cafe Rhythm & Vines ở Queenstown, Tasmania. Người này sau đó đã bị phạt $71.910 bởi tòa án liên bang trong một vụ kiện bởi Fair Work Ombudsman.
Tòa án đã có bằng chứng là từ Tháng 7 2013 đến Tháng 2 2014, ông Jackson đã bóc lột sức lao động của 5 backpacker trong độ tuổi 20 đến Úc theo visa du lịch kết hợp lao động 417. Những người này bị trả thiếu tổng cộng $42.985.
Thẩm phán Terry McGuire đã miêu tả việc đối xử với những backpacker của ông Jackson là “tính toán” và “nhẫn tâm”.
Những backpacker này bị lừa từ quảng cáo trên Gumtree và các nhà nghỉ với lời hứa “88 day second year work visa sign off is available” (có thể ký gia hạn cho năm thứ 2 làm việc sau 88 ngày làm việc). Để có thể được đăng ký xin visa cho năm thứ 2 ở lại Úc, những người có visa 417 phải làm công việc cụ thể có lương trong 88 ngày ở những vùng quê đã được định sẵn.
Theo tòa án, sau khi những người lao động này tới, ông Jackson đã yêu cầu họ làm việc chân tay vất vả, trả lương vô cùng thấp cho họ, quát tháo, nhiếc mắng họ và chỉ cho họ ở trong điều kiện cơ bản nhất.
Ông cũng từ chối ký thêm sau 88 ngày làm việc theo yêu cầu và tự ý đuổi việc một số người, đẩy những người trẻ tuổi này lâm vào tình cảnh khốn khó về tiền bạc, thẩm phán McGuire cho biết.
Ông Jackson trả một trong những người làm, là một phụ nữ người Ý, chỉ có $270 cho 4 tuần làm việc, tương đương với $1.35 một giờ.
Bốn người khác từ Anh và Nhật Bản, làm việc cho ông trong giai đoạn từ 1 tuần đến 4 tháng, thì nhận được mức trả không đều tương đương với khoảng $2.43 và $5.38 một giờ.
Theo luật làm việc của Úc, họ được quyền nhận được hơn $19 một giờ với những giờ làm việc bình thường và lên tới $32 một giờ nếu làm việc cuối tuần.
Tổng cộng, các backpacker này bị trả chỉ giữa 7 và 21 phần trăm cho mức cơ bản theo đúng luật, và bị trả thiếu từ $1026 đến $19.097.
Thanh tra Việc làm Công bằng đã bắt đầu điều tra sau khi nhận được đơn kiện từ một nhân viên cũ. Vào Tháng 1 năm 2015, ông Jackson nói với news.com.au là lời cáo buộc là hoàn toàn không đúng. Ông nói người lao động có ác tâm kiện ông vì ông không chịu ký visa làm việc 2 năm cho cô ta sau 88 ngày làm việc.
Tòa án cũng chứng minh được là hành động của ông Jackson khi chỉ đạo các người làm để nói với thanh tra viên Việc làm Công bằng là họ là những thiện nguyện viên chứ không phải người lao động là bằng chứng để chứng tỏ hành vi của ông là cố tình.
Thẩm phán cũng nói ông Jackson không hợp tác trong quá trình điều tra và cũng cấp các thông tin không nhất quán và mâu thuẫn.
Tòa án cũng phê bình gay gắt ông Jackson vì chỉ nhận tội trước ngày ra tòa tranh tụng, sau khi Thanh tra việc làm Công bằng phải mất nhiều tiền để đưa những backpacker từ nước ngoài bay sang Úc để làm nhân chứng.
Thanh tra Việc làm Công bằng Natalie James nói kết quả tại tòa án thể hiện việc bóc lột những người giữ visa luôn gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Harold Jackson bị tòa án phạt gần 72 ngàn đô Úc do bóc lột người lao động đến từ nước ngoài, với mức lương trả chi hơn 1 đô một giờ. Ảnh: News Limted
“Những người lao động từ nước ngoài trẻ tuổi có thể bị tổn thương nếu họ không tố cáo hoặc không nhận thức đầy đủ quyền lợi nơi làm việc của mình, vì thế chúng tôi đặt ưu tiên cao trong việc thực hiện các hành động để bảo vệ quyền lợi nơi làm việc của họ,” bà James nói.
“Không thể chấp nhận được việc là chủ lao động lợi dụng bất kỳ người lao động nào, đặc biệt những người từ nước khác với vốn tiếng Anh hạn chế và không hiểu nhiều về luật nơi làm việc.”
Ông Jackson cũng chưa thực hiện theo yêu cầu của tòa án vào Tháng 1 là trả lại lương cho người lao động.
Vào năm 2009, ông Jackson đã trắng án trong một vụ cáo buộc đâm người sau khi bồi thẩm đoàn quyết định đó là hành động tự vệ. Sự việc xảy ra khi có một người đàn ông gọi điện và yêu cầu đưa pizza tới một quán rượu (pub) và ông Jackson nói ông ấy xin lỗi là cửa hàng ông có quy định là không đưa hàng tới các quán rượu.
Người đàn ông kia sau vài giờ đã tới cửa hàng và làm lớn, yêu cầu lời xin lỗi. Ông ta đã phá cửa hàng, và dùng mọi vật có được, như ly cốc hay máy xay cà phê để ném ông Jackson. Và ông Jackson buộc phải dùng dao đâm người đàn ông kia, gây ra vết thương dài 5cm.
Nguồn: Báo Úc