Người phụ nữ kiếm được $4000 mỗi lần gom sữa trẻ em gửi về Trung Quốc

0
165

Một người phụ nữ kiếm được $4000 mỗi chuyến hàng gửi sữa cho trẻ em bằng việc mua từ các siêu thị Coles và Woolworths rồi gửi về Trung Quốc. Cô khẳng đinh điều này là “tốt cho nước Úc”.

Người phụ nữ kiếm được $4000 mỗi lần gom sữa trẻ em gửi về Trung Quốc

Một người phụ nữ Trung Quốc,Song Chen đã gửi sữa mua từ Úc về quê nhà và cho biết điều này “tốt cho nước Úc”, mặc dù cô ấy mua hết toàn bộ kệ sữa trong siêu thị.

Người phụ nữ 40 tuổi này thừa nhận cô ấy đã vượt quá giới hạn sữa được mua tại Coles, Woolworths và các hiệu thuốc do đã mua quá nhiều cùng với bạn bè của mình.

“Chúng tôi gửi sữa về Trung Quốc bằng máy bay. Tôi có rất nhiều bạn bè ở đó và họ nhờ tôi mua hộ” – Cô ấy nói

“Tôi cũng có nhiều bạn ở đây và họ giúp tôi mua sữa khi tôi không có thời gian để đi. Chúng tôi mua ở nhiều nơi và nhiều nhãn hiệu, vào các thời gian khác nhau vì bạn không thể mua sữa cùng một lúc với số lượng lớn.”

Khi được hỏi  kiếm được bao nhiêu sau mỗi lần gửi hàng, cô Chen từ chối trả lời và chỉ cho biết còn tùy vào số lượng yêu cầu.Tuy nhiên nguồn tin cho biết cô ấy tiết lộ với bạn bè là thu về được khoảng $4000 đô Úc mỗi lần gửi sữa.

Cô Chen cho biết việc mình làm là tốt cho nền kinh tế Úc vì không nhiều người Úc mua các loai sữa đắt đỏ này, họ chỉ hay mua những loại rẻ tiền, nhưng người Trung Quốc thì luôn sẵn sàng trả tiền.

Đầu tuần này, hàng tấn “vàng trắng” – từ những thương hiệu sữa cao cấp Aptamil và A2 – đã được tìm thấy trong các lô hàng tại cảng Sydney.Từ đây, hàng ngàn hộp sữa được đóng gói và gửi về Trung Quốc rồi chuyển cho khách hàng đại lục.

Trong khi theo dõi hoạt động của họ, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều xe vận chuyển tới nhà kho để lấy sữa bột. Điều này là do nhiều nơi tiêu thụ mặt hàng này là chủ các cửa hàng tạp hóa người châu Á và các cửa hàng miễn thuế trên khắp thành phố. Những cửa hàng này sau đó bán lại cho du khách người Trung Quốc.

Vài năm trở lại đây, việc những người mua sắm từ châu Á “săn lùng” các mặt hàng tốt tại Coles, Woolworths và các cửa hàng khác càng trở nên phổ biến.

Tuy là hoạt động hợp pháp, nhưng việc này đã làm cho phụ huynh Úc tức giận vì họ đã bị hạn chế sự tiếp cận với các sản phẩm được tự do mua bán.

Thị trường tiêu thụ khổng lồ tại Trung Quốc đã giúp Aptamil tăng doanh thu tới 50 phần trăm trong vòng 3 tháng qua.

Đầu năm nay, Woolworths thông báo họ sẽ phân phối các sản phẩm nội địa Úc tại Trung Quốc đề đáp ứng nhu cầu của người dân ở đây.

Daisy/Vietucnews

Cre: Daily Mail