Những ngành nghề tiềm năng giúp bạn định cư tại Úc

0
799

Chương trình nhập cư theo diện có tay nghề của Úc được thiết lập nhằm lấp các khoảng trống về việc làm và đáp ứng nhu cầu kinh tế của đất nước này. Tuy nhiên, điều này vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt nhân công có tay nghề.

Úc là quốc gia có một trong những chương trình/ chính sách nhập cư lớn nhất trên thế giới, với lượng nhập cư 190.000 người mỗi năm. Phần lớn những chương trình này (gần 70%) được giành cho những người nhập cư có tay nghề, với khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế Úc.

Hơn 128.000 thị thực thường trú (Permanent visa) được cấp cho người nhập cư lành nghề mỗi năm.

Hiện tại, các ngành nghề tiềm năng tại Úc bao gồm y tá, thợ điện, giáo viên trung học, công nhân sửa chữa xe máy, thợ lắp ráp kim loại, và thợ mộc.

Trong năm 2018 – 2019, Úc đã giành hơn 17.300 trên tổng số 43.990 suất nhập cư theo diện “tay nghề độc lập” cho ngành nghề y tá. Theo đó, người lao động nhập cư theo diện này không cần phải nhận sự tài trợ từ người sử dụng lao động hay chính quyền Úc. Người lao động sẽ được cấp thị thực thường trú dân (Subclass 189), điều này cho phép họ sinh sống và làm việc như một công dân của quốc gia này.

6 ngành nghề tiềm năng nhất giúp bạn định cư tại Úc

Trong kế hoạch nhập cư năm nay, Úc đặt ra mục tiêu là sẽ đạt được 17.322 y tá đăng ký nhập cư. Tuy nhiên, tới 11/09, chỉ có 403 người được Bộ Nội vụ Úc gửi thư mời nộp hồ sơ xin visa.

Ngoài ra, Úc cũng đặt ra chỉ tiêu đối với một số ngành nghề khác như 9.303 thợ điện, 8.480 thợ mộc và đồ gỗ gia dụng, 6.979 thợ sửa chữa và lắp ráp kim loại. Tuy nhiên, rất ít trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện và được mời nộp hồ sơ xin visa theo các ngành nghề này.

Sau khi xem xét các kỹ năng và trình độ chuyên môn được trình bày trong Đơn bày tỏ nguyện vọng của những người đăng ký cấp thị thực, Bộ Nội vụ Úc sẽ gửi cho các ứng viên một thư mời nộp hồ sơ nhập cư.

Tính đến ngày 11 tháng 09, Bộ Nội vụ đã gửi thư mời nộp hồ sơ nhập cư tới 15 thợ điện, 115 giáo viên Trung học, 6 thợ mộc và đồ gỗ gia dụng, 10 công nhân sửa chữa xe máy, và chỉ gửi 3 thư mời tới thợ sửa chữa và lắp ráp kim loại.

Ông Ranbir Singh thuộc “Lakshaya Migration” cho rằng mặc dù nhu cầu đối với những ngành nghề trên tại Úc là rất lớn, nhưng không có nhiều ứng viên đáp ứng được các tiêu chí để đăng ký thường trú dân theo các ngành nghề này.

Ông Ranbir Singh phát biểu tại đài SBS Punjabi: “Tôi không thể gửi lời mời tới một ứng viên đơn lẻ, người mà đã làm nghề chăn nuôi suốt nhiều năm.”

Tới thời điểm hiện tại, Bộ Nội vụ vẫn chưa gửi bất kỳ một thư mời nào mặc dù năm nay Úc giành tới tận 4.841 suất giành cho nông dân chăn nuôi.

Ông Singh nhấn mạnh thêm: “Các quốc gia như Ấn Độ đang cung cấp lượng lớn lao động nhập cư vào Úc nhưng những người lao động trong các lĩnh vực kể trên tại Ấn Độ lại không đáp ứng được các điều kiện tiên quyết về trình độ chuyên môn, cũng như khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo để có thể xin cấp thị thực thường trú tại Úc.”

Úc hiện đang thiếu hụt trầm trọng các lao động có tay nghề, đặc biệt tại các khu vực ngoại ô và vùng miền xa. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, ông David Littleproud cho rằng lĩnh vực nông nghiệp đang phải vật lộn với khó khăn về sự thiếu hụt lao động.

Ông Littlepround nhấn mạnh rằng lĩnh vực nông nghiệp bị thiếu hụt lao động trầm trọng, đặc biệt cho việc thu hoạch, và thị thực nông nghiệp (agriculture visa) có thể góp phần giải quyết vấn đề này.

Trong khi thị thực nông nghiệp đang vấp phải khó khăn đến từ khối liên đảng Úc, bao gồm Đảng Tự do Úc và Đảng Quốc gia Úc, khi hai Đảng này có những quan điểm khác nhau về việc cấp thị thực nông nghiệp; thì Tân Bộ trưởng Bộ Di trú Úc lại liên tục nhấn mạnh sự ưu tiên hàng đầu của ông là để giải quyết khoảng cách thiếu hụt nhân công giữa các vùng miền tại quốc gia này.

Đối lập với các ngành nghề cần được lấp khoảng trống bên trên, một số ngành nghề khác như lập trình viên và kế toán lại lôi cuốn một lượng lớn các ứng viên. Các ngành nghề này đường như sắp sử dụng hết hoàn toàn chỉ tiêu đề ra ban đầu.

Trong giai đoạn đầu năm, đã có tới 7.200 suất giành cho lập trình viên phần mềm, và Bộ Nội vụ đã gửi tới 1.231 lời mời nộp hồ sơ nhập cư cho các ứng viên tính tới ngày 11 tháng 09 năm nay.

Vào tháng 7 năm nay, ngưỡng điểm tối thiểu để nộp đơn xin cấp visa thường trú tại Úc đã được nâng lên 65 điểm. Đối với các ngành nghề có nhu cầu cao hơn thì điểm số đạt yêu cầu có thể lên đến 80.

Ông Singh cũng bày tỏ rằng rất nhiều ứng viên trong các ngành nghề như vậy thường phải chờ đợi “rất lâu” để có thể được cấp thị thực.

“Kể từ năm ngoái, các chuyên gia về CNTT và Kế toán viên đã phải đối mặt với một khoảng thời gian rất khó khăn khi điểm số tối thiểu tăng lên 75. Chúng tôi rất hy vọng sẽ có một số điều chỉnh trong chỉ tiêu nghề nghiệp năm nay để phù hợp với nhu cầu của của những ứng viên có nguyện vọng hành nghề trong các lĩnh vực trên. Nhưng rất tiếc, điều đó đã không xảy ra”.

Ông cũng cho rằng các ngành nghề không sử dụng hết chỉ tiêu đã đề ra là vì sự thất bại trong việc thu hút đủ ứng viên trong trường hợp họ không được phân bổ cho các ngành nghề khác.

“Theo như quan sát của chúng tôi vào năm ngoái thì có 12.000 thị thực tay nghề được cấp, ít hơn so với năm trước. Vâng, đó có thể là do sự kiểm tra, đánh giá ngày càng chặt chẽ đối với các ứng viên, nhưng một phần nào đó cũng là do sự gia tăng các yêu cầu về kỹ năng hành nghề đối với họ được đặt ra tại Úc. Vì vậy, Úc khó có thể đạt được chỉ tiêu như đã đề ra”, ông Singh chia sẻ với SBS Punjabi.

Theo SBS Australia.