Ô nhiễm môi trường “NGUY HIỂM” hơn cả chiến tranh

0
1032

Ô nhiễm môi trường – từ không khí bẩn đến nước bị ô nhiễm, đang và sẽ “giết” chết nhiều người mỗi năm hơn cả chiến tranh và bạo lực trên thế giới. 

Ô nhiễm môi trường “NGUY HIỂM” hơn cả chiến tranh

+ Năm 2015, trong khoảng 9 triệu người, cứ 6 người chết thì có 01 người thiệt mạng do  tiếp xúc với các chất độc.

+ Chi phí cho các vụ tử vong liên quan đến ô nhiễm chữa trị bệnh tật và phúc lợi lên đến 5.9 tỉ đô la mỗi năm (khoảng 6,2% nền kinh tế toàn cầu)

+ Các nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là ở châu Á và châu Phi. Ấn Độ đứng đầu danh sách.

Philip Landrigan, thuộc Tổ chức tế toàn cầu tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, New York, cho biết: “Có rất nhiều nghiên cứu về ô nhiễm, nhưng chúng không bao giờ nhận được hỗ trợ hoặc được chú ý như các nghiên cứu khác.”

Báo cáo của anh đánh dấu nỗ lực đầu tiên trong việc thu thập dữ liệu về bệnh tật và tử vong do các hình thức ô nhiễm gây ra. Giáo sư Peter Sly của Đại học Queensland cho biết hiện vẫn chưa có công trình nào do ô nhiễm chưa được coi là một tác nhân ảnh của các vấn đề sức khỏe.

“Nhiều nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với chất gây ô nhiễm gây ra nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn và còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Mặc dù không ô nhiễm như Bắc Kinh hay Delhi, nhưng chúng tôi cũng đã tiến hành đo đạt để chứng minh tình trạng ô nhiễm tại Úc vẫn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân.”

Châu Phi, châu Á là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Các chuyên gia cho biết 9 triệu trường hợp tử vong sớm mà cuộc nghiên cứu cho thấy chỉ là ước tính một phần, và số người chết vì ô nhiễm chắc chắn là cao hơn và sẽ được định lượng thêm một lần nữa thông qua các cuộc nghiên cứu và các phương pháp tiến bộ hơn.

Các khu vực như Châu Phi, vùng hạ Sahara thậm chí còn chưa thiết lập hệ thống theo dõi ô nhiễm không khí. Ấn Độ đứng đầu danh sách các quốc gia có nguy cơ ô nhiễm, do cứ 4 người chết tại đây thì có 1 trường hợp chết do ô nhiễm môi trường, và vào năm 2015 khoảng 2,5 triệu người cũng là do ô nhiễm. Trung Quốc là nước thứ hai có môi trường bị ô nhiễm nặng, với 1,8 triệu trường hợp tử vong sớm hoặc mắc các bệnh hô hấp (năm 2015).

Trung Quốc là nước thứ hai có môi trường bị ô nhiễm nặng

Richard Fuller, người đứng đầu cơ quan giám sát độc hại toàn cầu Pure Earth và 47 nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia y tế công cộng đã đưa ra một báo cáo dài 51 trang, cho biết:

“Mọi người không hề nhận ra rằng ô nhiễm cũng đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Nhiều người chết đi đồng nghĩa với việc họ không thể tạo ra giá trị cho xã hội. Tuy nhiên, có một sự thật mà bạn phải biết là bạn phải chấp nhận việc các ngành công nghiệp sẽ làm ô nhiễm môi trường, còn không thì đất nước sẽ không bao giờ phát triển.”

Báo cáo trích dẫn nghiên cứu của EPA cho thấy Hoa Kỳ đã thu lại khoảng 38 đô la trên mỗi đồng đô la chi cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí, kể từ năm 1970 khi Quốc hội ban hành Đạo luật về Không khí sạch, một trong những luật về môi trường đầy tham vọng nhất thế giới. Việc loại bỏ chì từ xăng cũng đã giúp Mỹ thu về thêm 7,6 tỷ đô la kể từ năm 1980.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng nền kinh tế có thể sẽ rơi vào thời kì “u ám”. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm trong báo cáo có thể ảnh hưởng đến sản xuất, và do đó tổn thất kinh tế có thể lên tới 59 tỷ đô la. Mặc dù chưa từng có một tuyên bố quốc tế nào về ô nhiễm, nhưng chủ đề này đang nhận được nhiều mối quan tâm.

Ngân hàng Thế giới vào tháng 4 tuyên bố rằng việc giảm ô nhiễm, dưới mọi hình thức, sẽ là một ưu tiên toàn cầu. Và vào tháng 12 tới đây, Liên hợp quốc sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên về vấn đề ô nhiễm. Ernesto Sanchez-Triana, chuyên gia về môi trường hàng đầu tại Ngân hàng Thế giới chia sẻ:

“Mối liên quan giữa ô nhiễm và nghèo đói là rất rõ ràng. Việc kiểm soát ô nhiễm sẽ giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, từ thay đổi khí hậu đến giải quyết các vấn đề về suy dinh dưỡng.”

Daisy

Credit: ABC News