Sinh viên trả hết nợ mới được xuất ngoại

0

Đây là quy định mới của Úc dành cho các sinh viên nợ tiền vay của chính phủ này nhưng lại muốn sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Quy định mới này cũng có nghĩa là những người Úc sinh sống và làm việc ở nước ngoài trong khi còn nợ tiền vay của chính phủ thì phải đăng kí với cơ quan thuế.

Những người Úc chuyển ra nước ngoài trước khi trả hết khoản vay sinh viên của họ sẽ bị buộc phải tiếp tục trả hết các khoản nợ của họ trong khi đang sinh sống ở nước ngoài, theo luật mới có hiệu lực vào thứ Sáu.

Luật mới này có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp sẽ phải đăng ký với cơ quan thuế Úc (ATO) trước khi chuyển ra nước ngoài, nếu họ có kế hoạch đi xa sáu tháng hoặc hơn.

Trước khi luật mới được đưa ra, cư dân sinh sống ở nước ngoài không phải nộp tờ khai thuế, vì vậy ATO đã không có cách nào biết được họ đã có thu nhập trên ngưỡng trả nợ tối thiểu 54,126 $ không.

Không có hình phạt nào hiện nay đặt ra cho việc không đăng ký, nhưng Úc có thỏa thuận thu hồi nợ với các nước khác, cho phép chia sẻ các thông tin về thuế. Người Úc không nộp tờ khai của họ từ ngày 1 tháng 1 có thể bị kiểm tra.

Birmingham cho biết “Dữ liệu chia sẻ giữa các quốc gia là rất quan trọng để đảm bảo tính bền vững trong tương lai của các chương trình cho vay giáo dục đại học và chương trình cho vay hỗ trợ thương mại”.

sinh-vien-tra-het-no-moi-duoc-xuat-ngoai

Sinh viên tốt nghiệp có thu nhập dưới ngưỡng 54.000 $, như đi dưới dạng visa du lịch – làm việc, sẽ không phải trả hết khoản vay sinh viên của họ, nhưng sẽ được yêu cầu đăng ký với ATO.

Bộ trưởng giáo dục, Simon Birmingham, cho biết “Cũng như làm đề án công bằng và hợp lý hơn, những thay đổi của chính phủ sẽ cải thiện tính bền vững của chương trình với việc người nộp thuế được hưởng lợi 150m $ trong thập kỷ tới,”.

Người ta ước tính rằng chính phủ mất khoảng 20 triệu $ đến 30 triệu $ hàng năm do thiếu số tiền hoàn trả của học sinh từ sinh viên tốt nghiệp đã chuyển ra nước ngoài.

Birmingham nói rằng việc không trả nợ sinh viên đã tiêu tốn của nền kinh tế 800 triệu $ kể từ khi chương trình vay nợ đã được giới thiệu vào năm 1989.

“Không có lý do chính đáng tại sao ai đó làm việc như một nhân viên ngân hàng ở London hay New York và có thu nhập trên ngưỡng lại không phải trả lại những gì họ vay nợ từ Úc”, Christopher Pyne nói. “Không chính phủ nào từng giải quyết tình hình rõ ràng là không công bằng này. Kế hoạch của chúng tôi sẽ thi hành như HECS (chương trình đóng góp giáo dục đại học) nghĩa vụ trả nợ của người Úc sống ở nước ngoài được áp dụng cho những người còn trên lãnh thổ của chúng tôi. ”

Theo một báo cáo năm 2012 của Grattan Institute, ba điểm đến hàng đầu của sinh viên đã tốt nghiệp – Anh Mỹ và Singapore – chiếm gần 40% tất cả các cư dân Úc làm việc ở nước ngoài,

Nguồn: Newsvietuc

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments