Sự thật ‘trần trụi’ về tái chế rác thải nhựa ở Úc được phơi bày

0
Australia’s recycling lie exposed

Một cuộc điều tra của 60 Minutes mới đây đã ‘bóc trần’ sự thật về nỗ lực tái chế của Úc đang gây tổn hại đến các bãi rác trên thế giới.

Chúng ta được khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải với nỗ lực làm sạch đất nước. Nhưng phóng viên Liam Bartlett của 60 Minutes đã tiết lộ rằng, thực tế, nỗ lực của chúng ta trong việc tái chế và tái sử dụng rác thải nhựa dường như là đang lãng phí thời gian.

Australia’s recycling lie exposed

60 Minutes đã lần theo loạt chất thải nhựa hỗn hợp – loại vật liệu được cho là dễ trục vớt và tái sử dụng nhất – từ các thùng rác tái chế ở ngoại ô Úc đi đến hàng chục điểm xử lý rác bất hợp pháp ở Malaysia. Tại đây, nhựa bị đổ đống, chôn hoặc thậm chí là đốt. Điều này đã biến Malaysia thành bãi rác của Úc – dẫn đến những hiểm họa khôn lường như ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí.

Mặc dù có rất nhiều người Úc siêng năng tách nhựa khỏi chất thải thông thường và đặt nó vào thùng tái chế, việc xử lý nhựa hỗn hợp lại không mấy hiệu quả ở đây; ngoại trừ chai sữa và chai nước ngọt vì đã có thị trường riêng.

Australia’s recycling lie exposed

Haydn Breheny, người điều hành một doanh nghiệp tái chế chất thải công nghiệp ở phía đông nam Melbourne, tiết lộ rằng, nhựa đến kho của anh nếu không thể bán được cho thị trường châu Á, thì cũng không thực sự được tái chế ở Úc và cuối cùng lại bị đổ vào các bãi rác. Breheny cho hay anh ấy muốn làm gì đó nhưng anh không biết phải làm gì.

Trong hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp tái chế Úc đã phụ thuộc vào Trung Quốc – nơi đã thu một lượng nhựa đáng kinh ngạc – 125,000 tấn chất thải nhựa mỗi năm. Tại nơi này, chất thải nhựa được phân loại bằng tay với chi phí nhân công thấp, sau đó nấu chảy và làm thành các sản phẩm nhựa mới để bán lại cho chúng ta và các nước khác trên thế giới.

Australia’s recycling lie exposed

Nhưng vào tháng 1/2018, Trung Quốc đột ngột cấm nhập chất thải nhựa từ Úc với lý do quan ngại về môi trường. Quyết định này đã khiến ngành công nghiệp tái chế Úc rơi vào tình trạng khủng hoảng. Các quốc gia khác, bao gồm cả Úc, đã phải lùng sục khắp thế giới để tìm ra nơi có thể mua và tái chế rác thải nhựa.

Cuối cùng, ở Đông Nam Á, đặc biệt là tại Malaysia – nơi mà hàng trăm doanh nhân Trung Quốc tinh ranh nhanh chóng thành lập nhà máy (đa số là bất hợp pháp) và cố thu mua càng nhiều rác thải nhựa từ nước ngoài càng tốt.

Hầu như chỉ sau một đêm, Malaysia đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu rác nhựa lớn nhất thế giới. Chỉ riêng Úc đã ‘tuồn’ hơn 71,000 tấn trong vòng 12 tháng, tiếp tay cho việc thúc đẩy giới tội phạm ngành tái chế nhựa, gây hại cho môi trường và người dân Malaysia.

Australia’s recycling lie exposed

Bộ trưởng Môi trường Malaysia – Yeo Bee Yin – đã đóng cửa không dưới 150 nhà máy bất hợp pháp kể từ tháng 7 năm ngoái; nhưng thừa nhận luật pháp đất nước của cô không đủ để khống chế tình trạng buôn bán chất thải nhựa bất hợp pháp.

Tôi muốn gửi rác thải nhựa trở về lại các quốc gia đã đưa chúng đến”, Bộ trưởng Yin cho biết.

Và khẩn thiết yêu cầu các bạn tự giải quyết vấn đề của mình.

Chính bởi tệ nạn buôn bán chất thải nhựa bất hợp pháp này, Malaysia đã áp chế các quy định khắc nghiệt hơn đối với hàng nhập khẩu và giấy phép kinh doanh mới.

Bộ trưởng Yin cảnh báo rằng mọi thứ chỉ mới là khởi đầu – Malaysia có thể sẽ cấm nhập khẩu rác từ Úc.

Cô nói: “Tôi không trách người dân Úc vì có thể hầu hết mọi người đều không biết chuyện gì đang xảy ra. Nhưng biết được điều gì đang xảy ra, chúng tôi cần phải có giải pháp.

Nguồn 9news