Tâm sự: Vì sao hộ chiếu Việt Nam lại “yếu” đến vậy?

0

Vietucnews – Henley Passport Index vừa tung ra bảng xếp hạng sức mạnh hộ chiếu quốc gia, theo đó, Việt Nam đứng thứ 90/107 nước được khảo sát và tụt gần 15 bậc. Chúng ta chỉ hơn mấy ông bạn ở “đáy” là Ethiopia, Triều Tiên, Somalia, Syria, Iraq, Afghanistan…

Điều gì đã xảy ra tình trạng như vậy?

Nó khiến mình băn khoăn mãi, nền kinh tế đứng thứ 3x trên thế giới, ngoại giao cũng không hề kém, tổ chức nào Việt Nam cũng có mặt, quan hệ đối tác chiến lược rõ ràng ngày một nhiều, tại sao quyển hộ chiếu của chúng ta lại ngày càng xuống đáy?

Nếu xét về khía cạnh kinh tế, Đông Timo thua kém chúng ta rất nhiều, nhưng họ đứng tận vị trí 55. Người bạn Thái Lan của chúng ta đứng ở vị trí 66. Ngay đến cả Lesotho, quốc gia có GDP chỉ bằng 1/3 chúng ta cũng xếp hơn chúng ta tận 20 bậc.

(Ảnh: baomoi)

Một loạt các quốc gia khác như Zambia, Gambia và Tanzania, GDP đầu người thấp hơn chúng ta rất nhiều, vị thế chắc chắn không thể bằng Việt Nam, nhưng họ đều xếp trên chúng ta.

Nếu nói về vị thế, The US News and World Report đã xếp Việt Nam là quốc gia hùng mạnh và có nền ngoại giao xếp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Chúng ta có quan hệ đối tác chiến lược trở nên với hơn 30 quốc gia, có quan hệ ngoại giao với 95% số quốc gia trên quả cầu này.

Vậy tại sao lại xảy ra câu chuyện này?

Như câu chuyện 39 người được cho rằng là người Việt đã trốn sang trời Âu để đổi đời. Họ đánh cược chính mạng sống của mình vào một trò chơi may rủi, nhưng bên cạnh đó, họ cũng đem cuốn hộ chiếu của hàng triệu người Việt ra làm “con tốt thí”. Chắc chắn, người châu Âu sẽ dè chừng hơn, gắt gao hơn trong việc xét duyệt hồ sơ xin thị thực làm việc, du học, du lịch với người Việt.

Mình và bạn gái cũ từng sang Singapore, mặc dù bạn gái cũ của mình từng có thị thực Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc nhưng vẫn bị an ninh của họ khám kỹ hơn thường lệ. Mình thì may mắn không sao vì từng có thị thực làm việc bên Singapore ngắn ngày. Nhưng nó đặt ra một câu hỏi, ngay trong Đông Nam Á thôi, tại sao lại có sự phân biệt thế này?

Mình từng đi du lịch Thái Lan, đến sân bay, họ yêu cầu mình trình diện đủ số tiền mặt và quẹt thẻ tín dụng để kiểm tra xem hạn mức là bao nhiêu. Khá là bực, nhưng âu cũng không thể trách được.

(Ảnh: visanhanh)

Ngay khi xuống Incheon, người Việt có bục nhập cảnh riêng, có máy nói ngôn ngữ riêng và luôn có nhân viên nói tiếng Việt tại đó. Thậm chí biển cảnh báo không ăn cắp bằng tiếng Việt tại đó luôn, cả Nami, Jeju cũng đều có, bên cạnh đó là tiếng Trung Quốc.

Sức mạnh của cuốn hộ chiếu, nằm ở chính hành vi của chúng ta. Mỗi công dân khi ra nước ngoài, cuốn hộ chiếu chính là thứ để xác nhận rằng, mình có nguồn gốc từ đâu. Nhưng có nhiều người, cố tình không hiểu điều đó.

Người Việt vốn rất hay phân biệt vùng miền, thì ở nước ngoài, họ cũng phân biệt quốc tịch mà thôi.

Mấy chục người chết trong container, không giấy thông hành, không hộ chiếu, họ đều là những con người không Tổ Quốc. Sau khi điều tra, người Anh Quốc nghĩ gì khi gia đình họ chấp nhận đưa những đứa con của họ sang đó sống kiếp sống mòn, kiếp vô Tổ Quốc, bỏ hết tất cả quyền làm người, quyền sinh tồn và quyền bảo hộ của Chính phủ.

Có thể họ cầu nguyện ấy, nhưng chính quyền Anh Quốc, EU và các quốc gia khác thì không. Rồi họ sẽ dè chừng hơn với quyển hộ chiếu có màu xanh lá cây, với Quốc huy Việt Nam.

Cuốn hộ chiếu của chính chúng ta, vẫn lấp lửng chơi vơi ở tận cùng như vậy.

Nguồn: Tifosi

Tải app Úc Ơi / VietUcNews / Cộng Đồng Người Việt tại đây nha các bạn http://onelink.to/suwtvz