Thương hiệu lớn Úc KHÔNG TRẢ người làm may mặc mức lương ĐỦ SỐNG

0
384
Forida chỉ được trả 35ch khi làm cho những thương hiệu may mặc lớn tại Úc.

Forida là một bà mẹ đang bận rộn, người đang làm một công việc toàn thời gian để nuôi người con mới biết đi của mình.

Cô và chồng đang sống ở thủ đô thành phố và mẹ cô, cũng sống cùng họ để giúp họ chăm sóc đứa trẻ.

Cô cũng giống như bao phụ nữ khác, có thể là chị gái, vợ, mẹ hoặc dì của bất cứ ai. Nhưng có một sự khác biệt: Forida chỉ kiếm được 35cent/h khi làm quần áo cho Target Australia, H&M và các thương hiệu toàn cầu khác.

Ngôi nhà của cô nằm trong một khu ổ chuột nóng bức, chật hẹp và phải chia sẻ với sáu gia đình khác ở Dhaka, Bangladesh. Họ đang phải đấu tranh mỗi ngày để trả tiền thuê nhà và có đủ lương thực.

“Nếu chúng tôi được trả thêm một ít tiền, thì một ngày nào đó con tôi có thể đến trường, gia đình có thể sống hạnh phúc hơn, chúng tôi có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Forida nói.

Một công nhân may mặc tại Bangaldeshi có thể cần đến 4000 năm để được tăng lương ngang bằng giám đốc công ty(CEO) may mặc Úc.
Kmart và H & M nằm trong số các thương hiệu có liên quan đến báo cáo này. (Oxfam)

Hoàn cảnh của những phụ nữ may quần áo cho các thương hiệu hàng đầu của Úc như Kmart, Target, Big W, H & M, Cotton On đã được đưa ra bởi một báo cáo mới của Oxfam Australia.

Trong khi các nhà bán lẻ hàng đầu đang có lợi nhuận kỷ lục trong ngành công nghiệp thời trang trị giá 27 tỷ đô la Úc, chỉ 2% giá của mỗi bộ quần áo được làm ở Bangladesh được trả tới những người lao động làm ra nó, theo báo cáo của What She Makes.

Những phụ nữ khác trong báo cáo bao gồm Anju, 25 tuổi, làm may mặc trong một nhà máy cho Katies, Millers, City Chic và Rivers. Được trả tiền 37c/h, cô không đủ khả năng thuê nhà, đủ thức ăn cũng như giữ hai cô con gái trẻ ở nhà.

“Báo cáo thực sự thể hiện được hiện trạng cuộc sống những gì họ đang phải đối mặt mặc dù những người phụ nữ này đều giống chúng ta”. Giám đốc Oxfam Helen Szoke nói với 9NEWS.

“Nếu bạn hình dung một bà mẹ hoặc nếu bạn có chị em gái hoặc họ hàng của mình, đây là những loại phụ nữ thực sự đang dành nhiều giờ đồng hồ, nhiều ngày một tuần, để làm ra những quần áo mà chúng ta mua ở các cửa hàng”.

OXfam đang kêu gọi những thương hiệu may mặc hãy trả cho những công nhân của họ một mức lương đủ sống.

Báo cáo, dựa trên nghiên cứu của Deloitte Access Economics, kêu gọi các thương hiệu lớn của Úc trả lương cho nhân viên ĐỦ SỐNG. Nếu các thương hiệu đồng ý thì sản phẩm sẽ chỉ tăng giá lên 1 phần trăm.

“Chúng tôi đang nói về tỉ lệ 1%, ví dụ nếu bạn mua một chiếc áo T-shirt 10$ thì bạn chỉ phải trả thêm 10c.” Dr Szoke nói.

“Đây thực sự là những khoản tiền mà các công ty thời trang và quần áo có thể làm được.

“Tôi nghĩ rằng người Úc sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng với sự thay đổi nhỏ như vậy trong việc điều chỉnh giá hoặc những gì mà ngành công nghiệp may mặc thực sự chi trả, nó có thể ảnh hưởng thực sự đến cuộc sống của một người MẸ thậm chí không thể thoát khỏi đói nghèo, mặc dù thực tế họ đang làm việc bảy ngày một tuần.”

Hiện nay hầu hết lợi nhuận từ may mặc sẽ đi đến chủ sở hữu nhà máy, người bán sỉ và bán lẻ. Nó sẽ đòi hỏi một công nhân may mặc Bangladesh hơn 4000 năm để kiếm được một số tiền ngang bằng một giám đốc CEO của một nhà bán lẻ quần áo ở Úc.

GIÁ TRUNG BÌNH TRONG TỪNG PHẦN KHI QUẦN ÁO ĐƯỢC BÁN RA TẠI ÚC

Tiến sĩ Szoke nói rằng người tiêu dùng không nên tẩy chay thương hiệu mà nên gây áp lực cho họ thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Oxfam đang điều hành một công ty công khai giám sát các nhà bán lẻ thời trang hàng đầu của Úc, bao gồm Kmart, Big W, Bonds, Cotton On và Just Jeans.

Tiến sĩ Szoke nói: “Lỗi này không thuộc về phía người tiêu dùng – nhưng người tiêu dùng có quyền để thay đổi cuộc sống của những phụ nữ đang làm quần áo cho họ mặc hàng ngày”. Dr Szoke nói.

Oxfam hy vọng báo cáo này sẽ giúp tạo được cầu nối giữa người tiêu dùng Úc và công nhân ở cuối chuỗi cung ứng may mặc.

Like Vietucnews.net để cập nhật tin tức mới nhất!

Nguồn 9News