Tố cáo chủ lao động với Fair Work Ombudsman, nhận lại được $52.000

0

Bhumika Aneja, 29 tuổi, đã tố cáo hành vi gian lận tiền lương của chủ một cửa hàng tạp hóa của Ấn Độ phía đông nam của Melbourne. Sau bị thiếu một khoản lương trong suốt thời gian làm việc cho đến khi kết thúc vào tháng 2 năm 2017, hai năm rưỡi sau khi cô bắt đầu làm việc tại cửa hàng tạp hóa.

Bhumika Aneja đã đến Úc theo visa hôn nhân từ tháng 3 năm 2014. Và hiện tại đang sống ở Melbounre. Sau khi tìm kiếm công việc trong ba tháng, cô cuối cùng đã được nhận làm việc tại một cửa hàng tạp hóa của Ấn Độ ở phía đông nam của Melbourne.

Cô đã quyết tâm đưa cựu chủ của mình ra tòa nếu họ không hoàn trả đầy đủ số lương bị gian lận của cô ấy.

Aneja nói: “Tôi đang tìm kiếm việc làm và không có kinh nghiệm, khi tôi làm việc tại cửa hàng tạp hoá ở Ấn Độ, tôi cảm thấy mình sẽ học được kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

Công việc toàn thời gian đã trả 16,5 đô la một giờ nhưng cô ấy không nhận bất kỳ khoản thanh toán nào. Aneja cho biết cô đã từng đưa ra vấn đề trả lương thấp và bị thiếu một khoản lương trong suốt thời gian làm việc cho đến khi kết thúc vào tháng 2 năm 2017, hai năm rưỡi sau khi cô bắt đầu làm việc tại cửa hàng tạp hóa.

Aneja, người chịu trách nhiệm xử lý tiền mặt của cửa hàng, tuyên bố thêm rằng chủ nhân thường sẽ khấu trừ tiền từ lương của mình bất cứ khi nào có sự thiếu hụt.

 “Đây là hành vi bất hợp pháp”, cô nói.

“Tôi không được nghỉ lễ hay nghỉ ốm, vì thế sau khi nghỉ việc tôi đã báo với Fair Work Ombudsman – FWO, đối với khoản thanh toán thiếu và Văn phòng Thuế Úc (ATO) vì khoản lương chưa được thanh toán của tôi.”

Với sự giúp đỡ của chồng, cô đã đến các cơ quan chức năng Úc.

Sau khi nhận được sự giúp đỡ của FWO và ATO, chủ cũ của Aneja đã cho cô ấy những khoản thiếu hụt: 42.000 đô la tiền lương chưa trả và 10.000 đô la tiền nghỉ việc. Nhưng cuộc chiến của cô vẫn chưa kết thúc.

 “Ông ta vẫn phải trả 10.000 đô la tiền lương bị cắt vô lý. Tôi quyết tâm đưa vụ việc này ra tòa nếu ông ta không hoàn trả đầy đủ”.

 Aneja cho biết, cô không phải là người nhập cư duy nhất bị lợi dụng ở Úc, và kêu gọi những người mới tìm hiểu về quyền lợi lai động của của và không ngại báo cáo người sử dụng lao động.

 “Nhiều người trong số các đồng nghiệp cũ của tôi ở cùng một cửa hàng bị trả lương thấp nhưng họ lại sợ visa củ mình bị ảnh hưởng nếu báo cáo những hành vi này“, cô nói.

Fair Work Ombudsman đã đưa ra những lời khuyên và trợ giúp miễn phí cho tất cả người lao động để giúp họ hiểu rõ quyền lợi của mình. Lao động nhập cư và chủ sở hữu thị thực, bao gồm cả sinh viên quốc tế, đều có quyền lợi làm việc giống như công nhân Úc.

Cre: SBS