Truyền hình Úc bị chỉ trích khi cho trẻ hút cần sa

0
257
Một cảnh thử vị cần sa gây tranh cãi trong chương trình "Weediquette". Ảnh: Au News

(Tin tức nước Úc) Vấn đề đạo đức khi sử dụng thuốc phiện, những chuyến du lịch của người đồng tính và loạt chương trình gây tranh cãi về ẩm thực của một rapper là vài trong số những chủ đề nhạy cảm xuất hiện trên kênh Viceland của Australia mới đây.

Kênh truyền hình hướng tới giới trẻ này đã nhận được không ít chỉ trích vì bị cho là không thể hiện được tinh thần đa văn hóa của đài SBS và cũng chỉ thu hút số lượng người xem khiêm tốn.

Các chương trình trên kênh Viceland tập trung chủ yếu vào những vấn đề chính trị, bao gồm văn hóa, chủng tộc và giới tính cùng với những chủ đề điển hình mà giới trẻ quan tâm, như âm nhạc, công nghệ, thực phẩm và du lịch.

Dù nội dung phát sóng cũng khá đa dạng, chất lượng của kênh vẫn không làm hài lòng nhiều người, phần vì để những chương trình nhạy cảm lên sóng, như F*ck, That’s Delicious, xoay quanh hành trình tới khắp nơi trên thế giới và thưởng thức những món kỳ lạ và theo cách riêng của mình của rapper Action Bronson, Weediquette về những ưu và khuyết điểm của việc sử dụng cần sa, hay Gaycation nói về các vấn đề và những trải nghiệm đa dạng của cộng đồng LGBT (Đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới) trên thế giới.

Maurice Newman, Cựu chủ tịch tập đoàn truyền thông ABC của Australia, cho rằng việc SBS để kênh này lên sóng cho thấy đài đã “hết lý do để tồn tại”.

Chủ tịch ABC Donald McDonald đương nhiệm cũng đặt câu hỏi về việc nhà đài Australia quyết định mua lại bản quyền kênh này từ Mỹ.

Dù vậy, Giám đốc truyền hình và trực tuyến của đài SBS là ông Marshall Heald đã phản ứng lại, nói rằng các chương trình của kênh đều mang tính sáng tạo và sẽ có tác động kết nối những người trẻ tuổi, đồng thời cho biết ông cũng đã nhận được những kế hoạch để phần nội dung gần gũi với người dân Australia hơn trong tương lai.

“SBS Viceland sẽ tôn vinh sự đa dạng theo nhiều cách khác nhau, để khán giả thấy hình ảnh về những nền văn hóa mới và những ý tưởng mới” – ông nói – “Những gì xuất hiện trên kênh không hề làm SBS xấu hổ vì đó là mục đích của chúng tôi, là cung cấp các chương trình đa văn hóa và đa ngôn ngữ có thể truyền cảm hứng, chứa đựng nhiều thông tin cũng như tính giải trí, theo cách có thể kết nối mạnh mẽ với thanh thiếu niên Australia”.

Trên một bài đăng trực tuyến, ông nói thêm: “Một số chương trình có đôi chút nhạy cảm … và có những chủ đề gây tranh cãi. Nhưng nếu chúng ta xem đó việc khám phá những thực tại của thế giới mình đang sống, với mục tiêu là học những điều mới mẻ … thì đó chẳng phải là điều tốt sao?”

Khi ra mắt gần đây tại Anh, kênh Viceland cũng thu hút tỷ suất theo dõi rất thấp, đạt đỉnh chỉ 14.000 người xem trong 2 tuần đầu. Vài chương trình có số người xem bằng 0.

Thanh Hường/Theo TTVH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: