Việt Nam – lựa chọn tối ưu để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2

0
116

Cuối tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27-28/2. Theo ông Mintaro Oba, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hội nghị thượng đỉnh này sẽ giúp phát triển mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo và có thêm thời gian cho các cấp đàm phán hai bên thống nhất để hoàn tất tuyên bố chung. Khi Tổng thống Trump tuyên bố tiếp tục thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, thì trọng tâm của tuyên bố là nhằm thuyết phục Triều Tiên thực hiện các biện pháp cụ thể đối với việc phi hạt nhân hóa, đồng thời đưa ra một số nhượng bộ, như dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt và mở đường cho Bình Nhưỡng nối lại ngoại thương.

Nhiều chuyên gia tin rằng Việt Nam là địa điểm lý tưởng để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 giữa Mỹ và Triều Tiên khi là một quốc gia hòa bình và trung lập. Rất ít quốc gia có thể tuyên bố mối quan hệ tốt với cả Triều Tiên và Mỹ như Việt Nam. Hà Nội từ lâu đã coi Bình Nhưỡng là một quốc gia thân hữu, điều đó được thể hiện qua việc Triều Tiên đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong chiến tranh và người cha sáng lập Kim Il-sung đã đến thăm hai lần. Mặt khác, Mỹ đã trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất về kinh tế và chính trị đối với Việt Nam trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là khi Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng trong tham vọng bá quyền của họ ở châu Á.

Ông Mintaro Oba phát biểu “Về cơ bản, Việt Nam là địa điểm thuận lợi về hậu cần, khả thi về mặt ngoại giao và nhiều ý nghĩa về mặt biểu tượng”. Khoảng cách địa lý từ Hà Nội – Bình Nhưỡng cũng giúp Chủ tịch Kim có nhiều lựa chọn đến hội nghị: bằng tàu hỏa qua Trung Quốc hoặc bay trực tiếp từ Bình Nhưỡng. Điều đó có nghĩa sự đảm bảo an ninh sẽ dễ dàng hơn khi tổ chức hội nghị ở một quốc gia khác có khoảng cách địa lý xa hơn và không đi được bằng tàu hỏa. Việt Nam, quốc gia có mức độ đảm bảo an ninh cao nhất ở châu Á, cũng sẽ khiến Kim Jong-un cảm thấy an toàn. Việt Nam đã thông báo 100% lực lượng cảnh sát tại Hà Nội – tức là khoảng 20.000 người – và một lực lượng tinh nhuệ gồm 1.000 người sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho sự kiện này.

Bất kể chúng ta mong đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, rất khó có khả năng tạo ra bước đột phá thực sự – như cam kết của Triều Tiên là phá bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân – sẽ được nhìn thấy ở Hà Nội. Phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra trong một đêm, điều này dẫn đến một câu hỏi quan trọng: Việt Nam có thể đóng góp như thế nào cho quá trình này?

Câu trả lời là rất nhiều. Ba mươi năm trước, Việt Nam đã ở trong tình trạng tương tự như Triều Tiên bây giờ, thậm chí còn tồi tệ hơn. Do hậu quả của việc giúp Campuchia hạ bệ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, Hà Nội đã bị cấm vận hoàn toàn bởi Trung Quốc, các nước châu Âu, Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á. Nền kinh tế gần như sụp đổ, trong khi quốc gia ủng hộ Việt Nam – Liên Xô cũng đang gặp rắc rối lớn. Việt Nam đã áp dụng với chính sách Đổi mới vào năm 1986, theo đuổi nền kinh tế định hướng thị trường. Qua đó, Việt Nam đã chuyển đổi từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong ba thập kỷ qua. Khi Triều Tiên tìm cách mở cửa nền kinh tế tập quyền, thì câu chuyện thành công của Việt Nam là một trong những điều Triều Tiên muốn học hỏi.

Những hành động gần đây cho thấy Triều Tiên rất mong muốn mở của nền kinh tế. Trở lại năm 2012, một phái đoàn Bắc Triều Tiên đã đến thăm tỉnh Thái Bình để khảo sát sự phát triển nông thôn, và vào năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho đã đến thăm Hà Nội để nghiên cứu cải cách kinh tế của Việt Nam. Nhiều nguồn tin cho rằng Chủ tịch Kim Jong-un có thể sẽ đến thăm nhà máy Samsung tại Việt Nam, nơi sản xuất một nửa số điện thoại thông minh Samsung và chiếm 25% xuất khẩu của Việt Nam – và Hải Phòng, nơi đặt cơ sở sản xuất của công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam – Vingroup.

Bên cạnh đó, sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, hai nước đã có nhiều hoạt động để phát triển sâu sắc hơn quan hệ song phương. Mỹ – từ một quốc gia gây chiến – trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là đối tác chiến lược trong các vấn đề an ninh khu vực. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam – Mỹ cũng là điều mà Chủ tịch Kim Jong-un sẽ nghiên cứu cẩn thận cho hoàn cảnh hiện tại của Triều Tiên.

Một Triều Tiên thịnh vượng sẽ là bối cảnh tốt nhất cho tiến trình hòa bình ở Bán đảo này. Nền kinh tế của họ sẽ hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu, điều này khiến Triều Tiên trở thành một bên liên quan có trách nhiệm hơn. Trở nên giàu có hơn cũng giúp cuộc sống của người dân Triều Tiên trở nên dễ dàng hơn và làm tăng tính hợp pháp của chế độ mà không cần phải liên tục tạo ra kẻ thù như những gì họ đang làm. Theo nguyên tắc thông thường, việc đàm phán với người không có gì để mất luôn luôn khó khăn hơn nhiều.

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã cố gắng nâng cao vai trò trong các vấn đề quốc tế bằng cách tổ chức các Hội nghị quốc tế như Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2008 (tại Hà Nội) và năm 2017 (tại Đà Nẵng), Diễn đàn kinh tế (2018), và hội nghị Cấp cao Asean. Tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un mang đến cơ hội cho Việt Nam củng cố vị thế trên trường quốc tế đồng thời nâng cao quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ và mối quan hệ “anh em” với Triều Tiên. Ngoài ra, điều này sẽ giúp Việt Nam được biết đến như một quốc gia hòa bình, trung lập, có nền kinh tế sôi động và một xã hội trẻ, hiện đại thay vì là một quốc gia đã trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu đã kết thúc gần nửa thế kỷ trước.